Lợi ích của phẫu thuật tạo hình thành bụng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nhìn vào số lượng các bài tập phẳng bụng hay những lời khuyên ăn kiêng và hàng loạt các sản phẩm băng ép, nịt bụng cung cấp ngoài thị trường thì có lẽ bụng hoặc vùng bụng là vị trí mà nhiều người mong mỏi cải thiện nhất. Tạo hình thành bụng là một giải pháp phẫu thuật dành cho bụng to hơn, phì nhiêu, đầy đặn hơn mức mong muốn. Nếu bạn đang xem xét thực hiện quy trình này thì bạn có thể sẽ tự hỏi mình xem chính xác là nó làm gì và chính xác những gì bạn sẽ đạt được khi thực hiện.
Tại sao mọi người lại ưa thích quy trình này?
Trong khi một số người có thể có được thành bụng phẳng nhờ chế độ ăn kiêng hoặc tập luyện, thì những người khác lại không mấy thành công với các chế độ này. Có nhiều lý do tại sao người ta lại phát triển bụng mỡ, bùng nhùng chảy xệ ngay từ đầu. Một số trường hợp là do gen di truyền, nếu bố mẹ của bạn có nhiều mỡ ở bụng thì rất có thể bạn cũng vậy.
Đối với nhiều bà mẹ, quá trình mang thai và sinh con có thể làm thay đổi diện mạo của bùng bụng. Mang thai có thể kéo căng da bụng khiến nó không thể co lại sau khi sinh. Mang thai cũng có thể làm cho cơ bụng bị yếu hơn hoặc làm phát triển các túi mỡ quanh bụng.
Việc giảm cân nhiều cũng có thể làm cho vùng bụng trông chảy xệ hoặc chùng nhão. Khi một người mất nhiều mỡ, họ có thể sẽ thấy nhiều da thừa. Sự biến động trọng lượng theo thời gian cũng có thể ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da, làm cho nó khó đàn hồi lại sau khi giảm cân. Một quy trình tạo hình bụng có thể thắt chặt da vùng bụng để có được diện mạo săn chắc, phẳng hơn.
Tạo hình thành bụng có thể làm được những gì?
Có một số kiểu phẫu thuật tạo hình thành bụng khác nhau, mỗi loại được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng người. Tạo hình thành bụng mini mức độ nhẹ là phương pháp can thiệp ít nhất. Trong quá trình mổ, bác sĩ thường sẽ đặt một đường mổ nhỏ hơn ngang bụng và nâng, giảm lượng da hoặc cơ. Tạo hình bụng toàn phần đặt đường mổ dài hơn, và thường kéo từ xương hông bên này sang xương hông bên kia. Nó cũng liên quan đến vùng rốn. Tùy vào mong muốn và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ có thể kết hợp một quy trình tạo hình bụng và hút mỡ để loại bỏ một lượng mỡ đáng kể khỏi vùng bụng.
Ai là người phù hợp?
Giống như nhiều quy trình phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật thu gọn bụng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Đối tượng phù hợp với quy trình này thường là người có sức khỏe tổng quát tốt, không hút thuốc và không có bất kỳ thay đổi vùng bụng nào bằng phương pháp tập luyện hoặc chế độ ăn kiêng.
Nếu bạn đã giảm nhiều cân và ở gần với mức cân nặng mục tiêu của mình thì quy trình phẫu thuật này có thể giúp bạn có được dáng người mong muốn.
Nếu bạn có một hoặc nhiều con thì vùng bụng của bạn sẽ không còn phẳng và săn chắc như trước kia, quy trình phẫu thuật này có thể sẽ phù hợp với bạn.
Hãy nhớ rằng, tạo hình thành bụng không phải là một hình thức phẫu thuật để giảm cân, nó sẽ không giúp bạn giảm từ 7 đến 10kg. Trên thực tế, nếu bạn dự định thực hiện thu nhỏ bụng thì hãy giảm nhiều cân hơn, điều này có thể làm đảo ngược kết quả phẫu thuật. Tình trạng đảo ngược này cũng có thể xảy ra nếu mang thai. Tốt nhất là hãy đợi cho đến khi chắc chắn đã sinh xong con rồi mới sắp xếp thực hiện tạo hình thành bụng. Vì các lần mang thai thêm có thể làm thay đổi đáng kể kết quả của bạn.
Chuyện gì xảy ra sau khi phẫu thuật
Bạn sẽ cần nghỉ ngơi vài tuần sau khi mổ thu nhỏ bụng để dành thời gian cho mình nghỉ ngơi hồi phục. Bạn có thể sẽ bị sưng một chút ở vùng này và hơi khó chịu nhưng bác sĩ sẽ kê đưn thuốc giảm đau để dễ chịu hơn. Để mọi thứ dễ dàng hơn với mình, tốt nhất là nên nhờ bạn bè hoặc chồng, người yêu ở bên cạnh hỗ trợ trong vài tuần đầu hậu phẫu. Bạn cũng có thể ở lại qua một đêm tại trung tâm phẫu thuật nếu muốn.
Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.
Qua nhiều năm, quá trình mang thai và những thay đổi về cân nặng có thể để lại cho bạn một thành bụng mỡ, chùng nhão, lỏng lẻo. Nếu bỗng dưng bạn thấy mất tự tin với vòng hai của mình thì một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể cải thiện được đáng kể.
Bụng nhô, bụng to, da chùng nhão chảy xệ...phù hợp với phẫu thuật tạo hình thành bụng
Phẫu thuật tạo hình thành bụng sẽ loại bỏ mỡ thừa và da thừa và thường kết hợp phục hồi cơ bụng đã suy yếu hoặc bị tách đôi để tạo thành bụng săn chắc, mượt mà.
Kỹ thuật không dẫn lưu vẫn đảm bảo ngăn ngừa tụ dịch, cho phép bệnh nhân đi lại sớm hơn, mà không có những khó chịu và bất tiện của ống dẫn ngoại lai.
- 75 trả lời
- 8054 lượt xem
Tôi hình dung sau phẫu thuật tạo hình bụng sẽ có các vết sẹo mổ được che, giấu kín dưới lớp quần lót. Có đúng là như vậy không? Tôi có thể mặc bộ bikini một năm sau tạo hình thu gọn bụng không?
- 18 trả lời
- 13485 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật tạo hình thành bụng được 3 tuần. Tình trạng sưng nề sau mổ của tôi sẽ kéo dài trong bao lâu? Khi nào thì sưng tấy sẽ hết hoàn toàn?
- 24 trả lời
- 17830 lượt xem
Bao lâu sau khi phẫu thuật tạo hình thu nhỏ bụng thì có thể mang bầu và sinh em bé? Tôi là mẹ đơn thân đã lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật tạo hình bụng. Tôi muốn biết phải đợi bao lâu để đảm bảo an toàn nếu tôi quyết định tái hôn, mang thai và sinh thêm một đứa nữa ?
- 25 trả lời
- 12297 lượt xem
Cần phải đợi bao lâu sau khi phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng để có thể bắt đầu tập luyện mạnh như gập bụng, nâng tạ?
- 9 trả lời
- 1607 lượt xem
40 ngày trước tôi đã trải qua phẫu thuật tạo hình thành bụng cộng thêm hút mỡ, mặc dù hài lòng với kết quả vì đã lấy lại vóc dáng ngày xưa, nhưng tôi lại bị tụ dịch. Một tuần sau phẫu thuật, bác sĩ xác định là tôi bị tụ dịch và trong hai tuần tiếp theo, hằng ngày bác sĩ rút dịch bằng ống tiêm. Đến giờ đã ba tuần kể từ lần cuối bác sĩ rút dịch bằng ống tiêm, bác sĩ nói cơ thể tôi sẽ tự loại bỏ lượng dịch nhỏ còn sót lại. Đã 6 tuần kể từ ca phẫu thuật, mặc dù tôi thấy ổn nhưng vẫn lo là còn sót lại dịch có thể gây hại cho cơ thể. Các bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên là trong bao lâu hiện tượng tụ dịch sẽ hết và tôi nên tự kiểm tra như thế nào để đảm bảo không còn dư dịch?