Dầu Lưu Ly (Borage Oil) Có Những Lợi Ích Gì Cho Da?
Dầu lưu ly là gì?
Dầu lưu ly (borage oil) được chiết xuất từ hạt của cây lưu ly (tên khoa học là Borago officinalis) – một loài thực vật thân thảo có hoa màu xanh có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải.
Dầu lưu ly đã được sử dụng từ hơn 1.500 năm trước do có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Ngày nay, dầu lưu ly là một thành phần sử dụng khá phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.
Dầu lưu ly chứa hàm lượng axit béo cao mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc da.
Dầu lưu ly có trong những sản phẩm chăm sóc da nào?
Dầu lưu ly là một thành phần được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc da, có trong nhiều loại sản phẩm khác nhau như:
- Sữa rửa mặt
- Toner
- Kem dưỡng ẩm
- Mặt nạ
- Son dưỡng môi
- Kem chống nắng
Dầu lưu ly có phải thành phần hữu cơ không?
Dầu lưu ly thường được ép lạnh và không qua xử lý bằng hóa chất. Vì thế nên dầu lưu ly được coi là một thành phần hữu cơ.
>>> Xem thêm: chăm sóc da trước khi trang điểm
Các hợp chất hoạt tính trong dầu lưu ly
Axit linolenic
Dầu hạt lưu ly rất giàu axit gamma-linolenic, một loại axit béo giúp da sản xuất ceramide.
Cơ thể không thể tự tổng hợp axit linolenic mà chỉ có thể hấp thụ từ thực phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da.
Dầu lưu ly đã có hàm lượng axit gamma-linolenic cao gấp 2 đến 3 lần so với dầu hoa anh thảo (evening primrose oil), một loại dầu rất giàu axit béo thiết yếu.
Axit linolenic còn có trong nhiều loại rau củ, quả hạch và hạt như hạt lanh và dầu hạt lanh, dầu hạt cải, đậu nành và dầu đậu nành, hạt bí và dầu hạt bí, quả óc chó, đậu phụ…
Axit oleic
Axit oleic cũng là một loại axit béo hoạt tính trong dầu lưu ly với nồng độ khoảng 18,5% (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào các yếu tố như nơi trồng, điều kiện đất đai…)
Axit oleic tương tác với da, tạo ra những lỗ nhỏ li ti ở lớp ngoài cùng của da, giúp cho các thành phần hoặc hợp chất khác hấp thụ vào da.
Axit oleic còn có đặc tính chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do.
Axit linoleic
Dầu lưu ly còn có hàm lượng axit linoleic cao, một loại axit béo có tác dụng chống viêm làm dịu da. Axit linoleic có trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da.
Các lợi ích của dầu lưu ly
5 lợi ích lớn nhất của dầu lưu ly đối với da:
- Kháng vi sinh vật
- Giảm mẩn đỏ
- Cấp ẩm
- Khóa ẩm
- Tăng cường khả năng thẩm thấu của các chất khác vào da
Dầu lưu ly linh hoạt và có nhiều lợi ích trong chăm sóc da.
Thứ nhất, dầu lưu ly có khả năng kháng vi sinh vật, có nghĩa là loại dầu này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da.
Dầu lưu ly còn có tính chất khóa ẩm, có nghĩa là giúp ngăn hơi ẩm thoát khỏi da và còn giúp các chất khác thẩm thấu vào da tốt hơn.
Hạt lưu ly rất giàu axit béo có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da.
Một trong những loại axit béo có trong dầu lưu ly là axit linoleic. Loại axit béo này có tác dụng giảm viêm, làm dịu da và giảm mẩn đỏ.
Dầu lưu ly còn chứa axit oleic, một loại axit béo giúp tăng khả năng thẩm thấu của các chất khác vào da.
Đặc biệt, dầu lưu ly chứa hàm lượng axit gamma-linolenic (GLA) cực cao. Đây là một loại axit béo rất có lợi cho da.
Do sở hữu hàm lượng axit béo có đặc tính chống viêm cao nên dầu lưu ly còn được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp.
Dầu hạt lưu ly làm sáng da
Với hàm lượng axit béo không bão hòa cao, dầu lưu ly là một chất ức chế tyrosinase yếu.
Chất ức chế tyrosinase trực tiếp làm gián đoạn quá trình sản xuất sắc tố melanin của da, nhờ đó giúp làm sáng da và mờ thâm nám.
Chất ức chế tyrosinase yếu thường được sử dụng kết hợp với các chất ức chế PAR-2 như niacinamide hoặc các chất ức chế tyrosinase mạnh hơn như resorcinol.
Nếu muốn dùng dầu lưu ly để điều trị thâm, nám hoặc các dạng tăng sắc tố da khác thì bạn nên kết hợp với các thành phần làm sáng da khác.
Dầu lưu ly giúp dưỡng ẩm da
Dầu lưu ly có đặc tính khóa ẩm, có nghĩa là tạo ra một lớp “rào cản” trên da giúp ngăn nước bốc hơi khỏi da và ngoài ra còn giúp điều chỉnh tốc độ hấp thụ các thành phần chăm sóc da khác.
Thoa chất khóa ẩm lên trên các thành phần chăm sóc da khác sẽ giúp các thành phần này thẩm thấu vào da tốt hơn và mặt khác, thoa chất khóa ẩm bên dưới các thành phần khác sẽ làm cho các thành phần này đi vào da với tốc độ chậm hơn. Điều này rất có ích khi sử dụng các thành phần chăm sóc da dễ gây kích ứng như retinol. Đó là lý do tại sao khi mới bắt đầu sử dụng retinol, bạn nên thoa retinol sau kem dưỡng ẩm.
Dầu cây lưu ly phục hồi và dưỡng ẩm cho tóc
Nhờ có tác dụng cấp ẩm và không gây bít tắc lỗ chân lông, dầu lưu ly là một loại dầu lý tưởng để chăm sóc tóc. Dưỡng tóc bằng dầu lưu ly sẽ không gây nổi mụn ở đường chân tóc như một số loại dầu khác.
Dầu hạt lưu ly có nhiều đặc tính có lợi giúp cải thiện sự chắc khỏe của mái tóc.
Là một chất làm mềm, dầu lưu ly có thể giúp tóc bóng mượt hơn.
Dầu lưu ly vừa dưỡng ẩm cho sợi tóc vừa phục hồi nang tóc. Đây là một thành phần rất được ưa chuộng trong các sản phẩm chăm sóc tóc.
>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Dầu lưu ly điều trị những vấn đề về da nào?
Dầu lưu ly có thể được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da như nếp nhăn, tăng sắc tố và mụn trứng cá.
Nhiều axit béo có lợi và các hợp chất hoạt tính khác trong dầu lưu ly là những thành phần quen thuộc có trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da.
Mụn trứng cá
Dầu lưu ly có khả năng kháng vi sinh vật và không gây bít tắc lỗ chân lông nên được sử dụng trong nhiều sản phẩm trị mụn trứng cá.
Mụn trứng cá hình thành do sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây mụn bên trong lỗ chân lông bị bít tắc. Điều này có nghĩa là bất cứ thành phần nào có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà không gây bít tắc lỗ chân lông đều có thể được sử dụng để trị mụn.
Có nhiều sản phẩm trị mụn hiệu quả có chứa dầu hạt lưu ly hoặc các loại dầu có đặc tính tương tự.
Bệnh trứng cá đỏ
Dầu lưu ly có tác dụng chống viêm và làm dịu da nên rất tốt cho bệnh trứng cá đỏ (rosacea). Loại dầu này giúp làm giảm các triệu chứng như mẩn đỏ da.
Dầu argan cũng là một loại dầu có lợi cho việc điều trị bệnh trứng cá đỏ.
Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ thì cần phải hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da.
Lão hóa da
Nhiều sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa có thành phần dầu lưu ly.
Dầu lưu ly có chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ trực tiếp quá trình phục hồi làn da bị lão hóa hoặc tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Dầu lưu ly có thể được kết hợp cùng các thành phần chống lão hóa khác như retinoid.
Một điều quan trọng cần lưu ý là các chất chống oxy hóa không có tác dụng điều trị nếp nhăn mà chỉ giúp ngăn ngừa nếp nhăn.
Bạn nên kết hợp dầu lưu ly với các thành phần chống lão hóa khác.
Dầu lưu ly có phù hợp với da khô không?
Dầu lưu ly không phải loại dầu lý tưởng cho da khô do có hàm lượng axit oleic cao. Loại axit béo này tạo ra các lỗ nhỏ ở hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mất nước qua da và làm tăng nguy cơ kích ứng da.
Da khô nên lựa chọn các loại dầu chứa nhiều axit linoleic. Mặc dù dầu lưu ly cũng có axit linoleic nhưng hàm lượng không cao bằng nhiều loại dầu khác.
Nếu da bạn không quá khô thì vẫn có thể sử dụng dầu lưu ly nhưng nên kết hợp thêm với các loại dầu khác chứa nhiều axit linoleic hơn, ví dụ như dầu hoa anh thảo (evening prime oil).
Do có hàm lượng axit oleic cao nên các bệnh lý gây khô da như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến không nên điều trị bằng dầu lưu ly.
Dầu lưu ly có an toàn không?
Dầu lưu ly là một thành phần chăm sóc da rất an toàn.
Trong thang đo mức độ độc hại của Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG), dầu lưu ly được xếp ở mức "1", có nghĩa là không có mối lo ngại nào về tính an toàn.
Hạt lưu ly và dầu chiết xuất từ hạt lưu ly cũng được chứng minh là an toàn bởi Cơ quan Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (the Cosmetic Ingredient Review - CIR) vào năm 2010.
Theo CIR, sử dụng dầu lưu ly trên da trong thời gian dài không gây kích ứng.
Các vấn đề không mong muốn đa phần chỉ phát sinh khi dầu lưu ly không phù hợp với loại da hoặc được sử dụng không đúng cách.
>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Rủi ro khi sử dụng dầu lưu ly
Dầu lưu ly có chứa axit oleic nên sẽ tạo ra những lỗ thủng nhỏ trên da, điều này làm tăng nguy cơ kích ứng da, nhất là ở da khô.
Rủi ro lớn nhất khi sử dụng dầu lưu ly là nguy cơ dị ứng. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ chất chiết xuất từ thực vật nào.
Nếu bạn bị dị ứng với một chất nào đó, hãy đọc kỹ bảng thành phần khi mua bất kỳ loại mỹ phẩm nào.
Bài viết sau sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm.
Bôi kem dưỡng ẩm vào thời gian nào? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Có vẻ như mỗi mùa hè lại có thêm những thông tin gây tranh cãi mới về kem chống nắng.
Nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đều thống nhất một điều rằng các chất chống oxy hóa có tầm quan trọng ngang với kem chống nắng trong việc bảo vệ da.
Trước khi tẩy lông cho vùng da mặt, bạn cần biết rõ mức độ nhạy cảm của làn da mình đối với sự thay đổi sắc tố.