Cồn Trong Mỹ Phẩm Có Gây Hại Cho Da Không?
Loại cồn phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da
Cồn biến tính hay rượu biến tính (denatured alcohol) là loại cồn được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Đây là loại cồn thực sự hay cồn cơ bản theo định nghĩa hóa học. Cồn cơ bản có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn vi khuẩn phát triển trong các sản phẩm chăm sóc da và kéo dài hạn sử dụng.
Cồn cơ bản là dung môi giúp hòa tan các thành phần khác và ổn định các công thức chăm sóc da. Tất cả các loại cồn cơ bản đều có đặc tính nhũ hóa, kháng khuẩn và làm mềm. Cồn cơ bản còn làm giảm sự tạo bọt của sản phẩm bằng cách chống lại tác dụng của chất hoạt động bề mặt và giảm độ nhớt, làm cho sản phẩm trở nên lỏng hơn.
Cồn được sử dụng trong toner, tinh chất essense, kem chống nắng, serum, kem dưỡng ẩm và lotion như một chất tăng thấm, có nghĩa là giúp các thành phần khác thẩm thấu vào da tốt hơn.
Có nhiều loại cồn khác nhau được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da.
>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Tác dụng của cồn trong sản phẩm chăm sóc da
Cồn được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da vì nhiều mục đích, tùy thuộc vào loại cồn được sử dụng. Một số loại cồn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và được dùng làm chất bảo quản. Một số loại cồn được sử dụng làm dung môi, chất nhũ hóa và chất tạo bọt trong sản phẩm chăm sóc da.
Cồn có an toàn cho da không?
Mặc dù cồn gây hại khi vào bên trong cơ thể nhưng an toàn khi sử dụng trên da.
Hội đồng Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (The Cosmetic Ingredient Review – CIR) đã đánh giá mức độ an toàn và nguy hiểm của cồn trong mỹ phẩm và nhận thấy hầu hết các dạng cồn đều an toàn.
Độ an toàn của cồn biến tính phụ thuộc vào độ an toàn của các chất được sử dụng để biến tính cồn. Vào năm 2008, CIR đã công bố các loại cồn biến tính sau đây là an toàn: cồn SD 3-A, cồn SD 30, cồn SD 39, cồn SD 39-B, cồn SD 39-C, cồn SD 40, cồn SD 40- B và cồn SD 40-C.
Theo CIR, các chất biến tính cồn sau đây chưa hẳn là nguy hiểm nhưng cũng chưa có đủ bằng chứng chứng minh các chất này là an toàn: quassin, brucine sulfate/brucine và denatonium benzoate. Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh sử dụng cồn được biến tính bằng các chất này nhưng những chất này không thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc da.
Theo thang điểm đánh giá độ nguy hại của các thành phần do Nhóm hoạt động vì môi trường (the Environment Working Group) đưa ra, cồn được đánh giá ở mức 1.
Vấn đề lớn nhất khi sử dụng cồn trên da là cồn gây khô da. Mức độ làm khô da phụ thuộc vào lượng cồn trong sản phẩm.
Toner và tinh chất essense thường có lượng cồn cao nhất. Người có da khô không nên sử dụng các sản phẩm này.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Rubbing alcohol
Rubbing alcohol, hay còn được gọi là isopropyl alcohol, cũng là một loại cồn được sử dụng phổ biến. Tác động của rubbing alcohol đến da tùy thuộc vào loại da.
Đối với da dầu, rubbing alcohol có thể có lợi vì loại cồn này giúp loại bỏ dầu thừa và có tác dụng như chất làm se, giúp tạm thời se khít lỗ chân lông.
Tuy nhiên, người có da khô và da nhạy cảm, nhất là người bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea) không nên sử dụng rubbing alcohol trên da mặt. Rubbing alcohol có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da khô và nhạy cảm, dẫn đến kích ứng và mẩn đỏ.
Rubbing alcohol có tác dụng trị mụn trứng cá không?
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh rubbing alcohol có tác dụng trị mụn trứng cá.
Tác hại của rubbing alcohol
Rubbing alcohol là một loại dung môi mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da và phá hủy hàng rào bảo vệ da. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến tình trạng da khô, nhạy cảm và hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Hơn nữa, sử dụng rubbing alcohol trên vùng da dễ bị mụn trứng cá có thể khiến da bị khô quá mức, kích ứng và tăng nguy cơ nổi mụn. Để duy trì hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, bạn nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và phù hợp với loại da. Không nên lạm dụng rubbing alcohol trên da mặt.
Cồn biến tính trong sản phẩm chăm sóc da
Cồn biến tính là gì?
Cồn biến tính là loại cồn được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Cồn biến tính được ghi trong bảng thành phần dưới nhiều cái tên khác nhau như denature alcohol, denat alcohol, alcohol denat hay ethanol denat. Cồn biến tính có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, hữu cơ và thuần chay.
Mục đích của việc biến tính cồn
Trước đây đã từng có khoảng thời gian nhiều người sử dụng các dạng cồn như isopropanol và metanol để tạo cảm giác say giống như rượu bia. Điều này rất nguy hiểm vì tiêu thụ những dạng cồn này gây hại cho sức khỏe.
Để giải quyết vấn đề này, cồn được biến tính để tạo ra loại cồn không thể uống. Cồn biến tính chứa chất phụ gia khiến cho cồn có mùi vị khó chịu. Cồn biến tính là dạng cồn được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Cồn biến tính khi dùng ngoài da sẽ không làm tăng nồng độ cồn trong máu và không gây cảm thấy say.
Lợi ích của cồn biến tính đối với da
Cồn biến tính có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhờ đó giúp khử trùng bề mặt và ngăn vi khuẩn có hại phát triển quá mức trên da. Cũng nhờ đặc tính tiêu diệt vi khuẩn này nên cồn biến tính giúp kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm chăm sóc da.
Cồn biến tính có hại cho da không?
Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cồn biến tính tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da. Loại cồn này còn gây khô da và làm tổn thương hàng rào bảo vệ da.
>>>> Xem thêm: chăm sóc vùng da dưới cánh tay
Benzyl alcohol
Benzyl alcohol là thành phần thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da với vai trò là chất bảo quản và dung môi. Là một chất bảo quản, benzyl alcohol giúp kéo dài hạn sử dụng của các sản phẩm chăm sóc da bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Benzyl alcohol còn được sử dụng làm dung môi để hỗ trợ phân tán các thành phần khác trong sản phẩm.
Các sản phẩm chứa benzyl alcohol có lợi cho da nhờn và da dễ bị mụn trứng vì benzyl alcohol giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da.
Tuy nhiên, da khô và da nhạy cảm không nên sử dụng benzyl alcohol vì thành phần này sẽ khiến da càng khô thêm và bị kích ứng.
Benzyl alcohol trong sản phẩm chăm sóc da có an toàn không?
Benzyl alcohol được coi là một thành phần an toàn trong các sản phẩm chăm sóc da khi sử dụng ở nồng độ khuyến nghị.
Hội đồng đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã đánh giá benzyl alcohol và kết luận thành phần này an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân ở nồng độ nhất định.
Benzyl alcohol còn có các tên gọi khác như:
- Phenylmethanol
- Benzenemethanol
- Hydroxytoluene
- Alpha-hydroxytoluene
- Alpha-toluenol
Một số sản phẩm sử dụng những cái tên trong bảng thành phần thay vì "benzyl alcohol".
Cetearyl alcohol
Cetearyl alcohol là một loại cồn béo (fatty alcohol) thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da do có đặc tính làm mềm và nhũ hóa. Cetearyl alcohol là sự kết hợp giữa cetyl alcohol và stearyl alcohol, cả hai đều có nguồn gốc tự nhiên như dừa hoặc dầu cọ.
Cetearyl alcohol giúp làm mềm và làm dịu da, cung cấp độ ẩm cần thiết và cải thiện kết cấu tổng thể của da. Loại cồn này tạo thành một lớp bảo vệ trên bề mặt da, giúp ngăn sự mất độ ẩm và thúc đẩy quá trình hydrat hóa lâu dài. Ngoài ra, cetearyl alcohol còn có tác dụng như một chất nhũ hóa trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp ổn định và hòa trộn các thành phần gốc dầu và thành phần gốc nước với nhau.
Cetearyl alcohol được sử dụng trong các loại kem dưỡng và lotion để tạo kết cấu sánh đặc cho sản phẩm.
Cetearyl alcohol được dung nạp tốt ở nhiều loại da khác nhau, phù hợp cho cả da khô và da nhạy cảm vì thành phần này giúp bổ sung và duy trì độ ẩm cho da.
Cetearyl alcohol có an toàn cho da không?
Cetearyl alcohol an toàn khi sử dụng trên da. Là một loại cồn béo, cetearyl alcohol không gây kích ứng da. Không giống như các loại cồn làm khô da, cetearyl alcohol không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da và không làm tổn hại chức năng của hàng rào bảo vệ da. Ngược lại, cetearyl alcohol còn mang lại lợi ích dưỡng ẩm, do đó phù hợp với cả da khô và da nhạy cảm.
Cetyl alcohol
Cetyl alcohol là một loại cồn béo cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da vì có đặc tính làm mịn da. Cetyl alcohol có nguồn gốc từ các loại dầu tự nhiên như dầu dừa hoặc dầu cọ. Cetyl alcohol giúp làm mềm và làm dịu da bằng cách tạo ra một lớp bảo vệ để ngăn ngừa hơi ẩm thoát khỏi da.
Cetyl alcohol còn có vai trò như một chất nhũ hóa, giúp các thành phần gốc dầu và gốc nước hòa trộn đều với nhau trong sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng và lotion. Cetyl alcohol giúp sản phẩm có kết cấu kem mịn. Nhờ đặc tính giữ ẩm nên cetyl alcohol đặc biệt có lợi cho da khô và da nhạy cảm. Thành phần này cung cấp độ ẩm cần thiết và giảm kích ứng da.
Cetyl alcohol có hại cho da không?
Cetyl alcohol là một thành phần an toàn và không gây kích ứng khi sử dụng ở nồng độ thích hợp trong các sản phẩm chăm sóc da. Không giống như nhiều loại cồn khác như ethanol hoặc isopropyl alcohol, cetyl alcohol không gây khô hay kích ứng da. Thay vào đó, cetyl alcohol giúp tăng cường độ ẩm và cải thiện kết cấu của da.
Ethyl alcohol
Ethyl alcohol, hay còn được gọi là ethanol, thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da vì có đặc tính sát trùng và bảo quản. Ethyl alcohol giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong các sản phẩm chăm sóc da, nhờ đó giúp đảm bảo tính an toàn và kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, ethyl alcohol còn có vai trò như một dung môi, hỗ trợ sự hấp thụ các thành phần có lợi khác vào da. Ethyl alcohol còn được sử dụng để tạo kết cấu nhẹ, khô nhanh cho một số sản phẩm chăm sóc da như toner. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ethyl alcohol có thể gây khô da nên thành phần này không phù hợp với những người có da khô và da nhạy cảm. Nếu bạn có các loại da này thì cần kiểm tra nồng độ ethyl alcohol trong các sản phẩm chăm sóc da.
Isopropyl alcohol
Isopropyl alcohol, hay còn được gọi là rubbing alcohol, là một thành phần phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ có đặc tính sát trùng và khử trùng. Là một loại cồn, isopropyl alcohol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác, giúp làm sạch bề mặt da một cách hiệu quả.
Isopropyl alcohol thường được sử dụng trong các sản phẩm như toner và sản phẩm làm se da, giúp loại bỏ dầu thừa và tạp chất, điều này đặc biệt có lợi đối với da nhờn và da dễ nổi mụn.
Isopropyl alcohol còn hỗ trợ sự hấp thụ các thành phần có lợi khác vào da, nhờ đó tăng cường hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da.
Isopropyl alcohol có an toàn khi sử dụng trên da không?
Isopropyl alcohol làm khô da nên không phù hợp với da khô và da nhạy cảm.
Nên sử dụng các sản phẩm có chứa isopropyl alcohol ở mức độ vừa phải để tránh bị kích ứng da. Người có làn da khô hoặc da nhạy cảm không nên sử dụng sản phẩm chứa isopropyl alcohol hàng ngày. Thường xuyên sử dụng isopropyl alcohol có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến da khô thêm và dễ bị kích ứng. Isopropyl alcohol còn có thể gây tổn hại hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, điều này khiến da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại từ môi trường và mất độ ẩm.
Cồn béo
Cồn béo (fatty alcohol) không được coi là cồn thực sự do có cấu trúc hóa học khác biệt. Cồn béo được tạo nên từ axit béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật như dầu cọ và dầu dừa.
Ví dụ về các loại cồn béo được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da:
- Cetyl alcohol
- Stearyl alcohol
- Cetearyl alcohol
Các sản phẩm chăm sóc da có nhãn “không chứa cồn” (alcohol-free) có thể vẫn chứa cồn béo.
Cồn béo có an toàn cho da không?
Cồn béo không gây hại cho da giống như cồn cơ bản.
Cồn thơm
Cồn thơm (aromatic alcohol) là những loại cồn có mùi thơm và thường được tìm thấy trong tinh dầu. Tinh dầu đôi khi có thể làm khô da và gây viêm, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng tinh dầu để chăm sóc da. Tinh dầu là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da phổ biến nhất.
Trước khi sử dụng một sản phẩm có chứa cồn thơm hay tinh dầu, bạn nên thử phản ứng dị ứng bằng cách chấm một ít sản phẩm lên vùng da bên trong cánh tay và theo dõi trong vài giờ.
Cồn có gây hại cho da không?
Nhãn “không chứa cồn” (alcohol-free) trên các sản phẩm chăm sóc da thường có nghĩa là không chứa cồn biến tính. Những sản phẩm này có thể vẫn chứa cồn béo.
Cồn biến tính chỉ có hại đối với da khô vì thành phần này gây tổn hại hàng rào bảo vệ da và làm khô da thêm.
Da dầu có thể sử dụng toner và các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn khác. Trên thực tế, cồn còn có lợi cho da dầu. Cồn giúp loại bỏ dầu thừa và vi khuẩn gây mụn trên da.
Cồn trong mỹ phẩm có gây dị ứng không?
Cồn có thể gây dị ứng.
Những loại cồn gây dị ứng da phổ biến nhất gồm có:
- Benzyl alcohol
- Cetyl alcohol
- Lanolin alcohol
Lầm tưởng về cồn trong sản phẩm chăm sóc da
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về thành phần cồn trong sản phẩm chăm sóc da và sự thật.
Lầm tưởng số 1: Sử dụng cồn trên da giúp giảm tiết bã nhờn.
Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh rằng cồn có tác dụng kiểm soát sự tiết bã trên da.
Lầm tưởng số 2: Tất cả các loại cồn trong sản phẩm chăm sóc da đều có hại.
Trên thực tế, một lượng nhỏ cồn trong sản phẩm chăm sóc da mang lại nhiều lợi ích mà không gây khô da. Loại và lượng cồn là những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da.
Lầm tưởng số 3: Sử dụng cồn là cách tốt nhất để làm sạch da.
Mặc dù cồn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng da nhưng đó không phải là cách tốt nhất để làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, mồ hôi, kem chống nắng và mỹ phẩm trang điểm trên da. Cồn không thể thẩm thấu qua bã nhờn để đi vào lỗ chân lông, do đó không thể làm sạch lỗ chân lông. Sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt vẫn là cách tốt nhất để làm sạch da mặt.
Các loại cồn cơ bản trong sản phẩm chăm sóc da
- Benzyl alcohol: được sử dụng làm chất bảo quản và chất tạo mùi. Loại cồn này còn giúp ổn định kết cấu và giảm độ nhớt của sản phẩm.
- Ethanol (ethyl alcohol): đây cũng là loại cồn có trong rượu bia. Ethanol được sử dụng để chiết xuất các thành phần từ thực vật. Ví dụ, ethanol được sử dụng trong sản xuất tinh dầu. Ethanol bay hơi khỏi da rất nhanh.
- Methanol: sử dụng ngoài da hoặc uống liều cao có thể gây độc.
- Phenethyl alcohol: một loại cồn thơm, được xếp hạng 1 trong thang điểm đánh giá mức độ độc hại của EWG.
- Isopropyl alcohol hay rubbing alcohol: được coi là một loại cồn bậc hai. Isopropyl alcohol có thể gây dị ứng da, viêm da tiếp xúc, đặc biệt ở những người bị bệnh chàm (eczema).
- SD alcohol: giống như cồn biến tính.
Tên gọi khác của cồn trong sản phẩm chăm sóc da
Không phải khi nào cồn cũng được ghi là “alcohol” trong bảng thành phần. Tuy nhiên, hầu hết các loại cồn đều có đuôi “-ol”.
Một số cái tên khác của cồn trong sản phẩm chăm sóc da gồm có:
- Propylene glycol
- Butylen glycol
- Caprylyl glycol
Thành phần chăm sóc da có nguồn gốc từ cồn
Có một số thành phần có nguồn gốc từ cồn nhưng không được coi là cồn.
Các thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da với nhiều mục đích khác nhau, từ chất bảo quản, chất làm mềm cho đến tăng cường kết cấu và độ ổn định của sản phẩm. Một số thành phần có nguồn gốc từ cồn phổ biến gồm có ethylhexylglycerin, phenoxyethyl, cetyl palmitate, steareth-20, ceteareth-20, glyceryl stearate, isostearyl isostearate và isocetyl alcohol.
Danh sách các thành phần có nguồn gốc từ cồn và tác dụng trong các sản phẩm chăm sóc da:
- Ethylhexylglycerin: chất điều hòa và chất bảo quản, cải thiện kết cấu và duy trì độ ẩm cho da.
- Phenoxyetanol: một loại ethylene glycol được sử dụng làm chất bảo quản phổ rộng, giúp kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.
- Cetyl palmitate: chất làm mềm có nguồn gốc từ cồn béo giúp làm mềm và nuôi dưỡng da.
- Steareth-20: chất nhũ hóa và tạo kết cấu ổn định cho sản phẩm.
- Ceteareth-20: tương tự như steareth-20, là chất nhũ hóa và chất ổn định kết cấu.
- Glyceryl stearate: chất nhũ hóa và chất ổn định, giữ cho các thành phần gốc dầu và gốc nước hòa trộn đều với nhau.
- Isostearyl isostearate: chất làm mềm, giúp tạo kết cấu mịn mượt, không nhờn dính cho các sản phẩm chăm sóc da.
- Isocetyl alcohol: Chất làm mềm giúp khóa ẩm và ngăn ngừa mất nước khỏi da.
Những thành phần có nguồn gốc từ cồn này được điều chế để mang lại những lợi ích cho da mà không gây khô da như các loại cồn truyền thống.
Có nên dùng sữa rửa mặt chứa cồn hàng ngày không?
Điều này còn tùy thuộc vào loại da.
Nếu bạn có da dầu hoặc da dễ nổi mụn thì thỉnh thoảng sử dụng sữa rửa mặt có chứa cồn sẽ có lợi. Cồn giúp loại bỏ dầu thừa và tạp chất trên da. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm có chứa cồn hàng ngày có thể khiến da bị khô và gây kích ứng, đó là lý do tại sao chỉ nên sử dụng các sản phẩm này ở mức độ vừa phải.
Nếu bạn có da khô hoặc da nhạy cảm thì nên tránh sử dụng sữa rửa mặt có chứa cồn hàng ngày vì các sản phẩm này sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da và làm trầm trọng thêm tình trạng da khô/nhạy cảm.
Những loại da này nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn để duy trì hàng rào bảo vệ da và độ ẩm của da.
Cồn béo (fatty alcohol) là một thành phần có trong một số sản phẩm chăm sóc da, ví dụ như kem dưỡng ẩm. Tác dụng chính của cồn béo trong những sản phẩm này là tạo kết cấu sánh đặc cho sản phẩm. Nhưng liệu cồn béo có gây hại gì cho da không?
Nhiều người có thói quen để mỹ phẩm dưỡng da trong tủ lạnh và thậm chí còn sắm một chiếc tủ lạnh mini chuyên để mỹ phẩm. Nhưng, điều này có thực sự cần thiết hay không?
Nhiều người nghĩ rằng bảo quản tủ lạnh sẽ giúp các sản phẩm chăm sóc da dùng được lâu hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Mặc dù bảo quản lạnh đúng là có thể giúp một số hoạt chất như vitamin C và retinol lâu hỏng hơn nhưng không phải sản phẩm chăm sóc da nào cũng cần để lạnh. Trên thực tế, việc bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể làm hỏng kết cấu, mất sự ổn định hoặc giảm hiệu quả của một số sản phẩm. Vậy những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh? Và nên bảo quản sản phẩm chăm sóc da như thế nào cho đúng?
Một quy trình dưỡng da hiệu quả cần có những sản phẩm có thể đáp ứng tốt được nhu cầu của làn da.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da là một điều cần thiết để có được hiệu quả tối ưu.
- 0 trả lời
- 1151 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 780 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 2370 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1453 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!