Cồn Béo (Fatty Alcohol) Trong Mỹ Phẩm Có An Toàn Không?
Cồn béo có gây hại cho da không?
Cồn béo không gây hại cho da. Cồn béo khác với cồn thường. Cồn béo còn được gọi là cồn chuỗi dài với số nguyên tử cacbon chẵn và có một nhóm cồn (-OH) gắn vào cacbon cuối cùng trong chuỗi. Nhờ cấu trúc này nên cồn béo không những không gây khô da mà còn giúp giữ nước, làm mịn và dưỡng ẩm cho da.
Nguồn gốc của cồn béo
Cồn béo được tạo nên từ axit béo. Cồn béo thường có nguồn gốc từ thực vật nhưng một số loại có nguồn gốc từ động vật. Dầu jojoba, sáp ong, sáp carnauba và sáp candelilla có chứa một lượng lớn cồn béo. Các loại dầu được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất cồn béo là dầu dừa và dầu cọ. Dầu ngô, dầu hạt cải, dầu cải dầu và dầu đậu nành cũng có thể được sử dụng để sản xuất cồn béo. Cồn lanolin (lanolin alcohol) có nguồn gốc từ động vật.
>>>> Xem thêm: tế bào gốc exosome là gì
Cồn béo có phải thành phần thuần chay và hữu cơ không?
Có một số dạng cồn béo thuần chay, hữu cơ và tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại cồn béo nào cũng thuần chay và hữu cơ. Điều này phụ thuộc vào nguồn gốc của cồn béo.
Tác dụng của cồn béo trong sản phẩm chăm sóc da
Cồn béo được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da với vai trò là chất nhũ hóa, chất hoạt động bề mặt, chất làm mềm và chất làm đặc. Thành phần này làm cho sản phẩm có cảm giác mịn mướt khi thoa lên da.
Chất làm mềm
Một trong những vai trò của cồn béo trong các sản phẩm chăm sóc da là chất làm mềm (emollient). Cấu trúc phân tử đặc biệt cho phép cồn béo thâm nhập vào các lớp bên trên của da, lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da, làm cho bề mặt da trở nên mịn màng và mềm mại hơn. Tác dụng này còn giúp duy trì độ ẩm cho da, nhờ đó cải thiện tình trạng khô da và giúp cho làn da ẩm mượt hơn.
Chất hoạt động bề mặt
Cồn béo còn có vai trò là chất hoạt động bề mặt (surfactant) trong các sản phẩm chăm sóc da, có nghĩa là làm giảm sức căng bề mặt giữa các chất khác nhau. Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng trộn dầu với nước. Cho dù có khuấy trộn bao nhiêu đi nữa thì dầu và nước cũng sẽ không bao giờ hòa quyện với nhau. Các chất hoạt động bề mặt như cồn béo sẽ làm giảm sức căng giữa dầu và nước, giúp hai nguyên liệu này hòa trộn với nhau dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc da có chứa cả thành phần gốc nước và gốc dầu. Vai trò của chất hoạt động bề mặt là duy trì kết cấu ổn định cho sản phẩm và cho phép sử dụng nhiều thành phần khác nhau trong sản phẩm.
>>>> Xem thêm: tiêm meso exosome
Chất nhũ hóa
Cồn béo còn được sử dụng làm chất nhũ hóa (emulsifier) trong các sản phẩm chăm sóc da. Chất nhũ hóa là thành phần giúp giữ cho hỗn hợp dầu và nước không bị tách ra theo thời gian. Nếu không có chất nhũ hóa, thành phần gốc dầu và gốc nước trong sản phẩm sẽ tách khỏi nhau, khiến cho sản phẩm có kết cấu loãng hoặc tạo thành hai lớp riêng biệt. Việc thêm cồn béo làm chất nhũ hóa giúp duy trì kết cấu đồng nhất và hiệu quả của sản phẩm. V
Chất làm đặc
Một công dụng nữa của cồn béo trong sản phẩm chăm sóc là chất làm đặc (thickener). Chất làm đặc được thêm vào sản phẩm để tăng độ nhớt hoặc độ đặc cho sản phẩm, giúp sử dụng dễ dàng hơn.
Cồn béo là một chất làm đặc lý tưởng nhờ cấu trúc hóa học độc đáo. Cồn béo có chuỗi hydrocarbon dài, linh hoạt cho phép chúng hòa trộn và gắn kết với các thành phần khác trong sản phẩm, từ đó làm tăng độ nhớt tổng thể.
Khi được thêm vào một hỗn hợp, cồn béo sẽ tạo ra một mạng lưới dày đặc hơn trong hỗn hợp, nhờ đó tạo nên kết cấu sánh đặc hơn.
Cồn béo chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm dạng sữa hoặc kem như lotion và kem dưỡng ẩm nhưng cũng có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da có kết cấu lỏng nhẹ như serum. Cồn béo trong những sản phẩm này thường có nồng độ thấp hơn.
Khả năng làm đặc của cồn béo rất linh hoạt và điều này cho phép các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm với nhiều kết cấu đa dạng.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da sau bắn laser
Các loại cồn béo trong sản phẩm chăm sóc da
Các loại cồn béo được sử dụng phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da gồm có:
- Behenyl alcohol: một loại cồn béo bão hòa có nguồn gốc từ thực vật nên có thể sử dụng trong các sản phẩm thuần chay. Behenyl alcohol thường được chiết xuất từ dầu thực vật nhưng cũng có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Theo thang điểm đánh giá mức độ độc hại của EWG, behenyl alcohol được xếp ở mức 1, có nghĩa là an toàn.
- Cetearyl: là hỗn hợp của hai loại cồn béo gồm cetyl alcohol và stearyl alcohol. Cetearyl là một thành phần thuần chay do có nguồn gốc từ các các loại dầu thực vật như dầu dừa và dầu cọ. Tuy nhiên cũng có loại cetearyl được tạo ra trong phòng thí nghiệm và có nguồn gốc từ động vật.
- Cetyl alcohol: có nguồn gốc từ dầu dừa và dầu cọ.
- Sáp cetyl estes: được tạo ra từ dầu dừa hoặc dầu cọ.
- Decyl alcohol: có nguồn gốc từ dầu thực vật
- Hexyldecanol
- Isostearyl alcohol
- Laury alcohol: có nguồn gốc từ dầu thực vật
- Myristy alcohol
- Octyldodecanol
- Polyglyceryl-3 stearate
- Stearoyl lactylate
- Stearyl alcohol: thường có nguồn gốc từ dầu thực vật nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ động vật
Cồn là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Có nhiều loại cồn khác nhau được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Vậy cồn có tác dụng gì trong sản phẩm chăm sóc da? Và việc sử dụng cồn trên da có an toàn không?
Nhiều người có thói quen để mỹ phẩm dưỡng da trong tủ lạnh và thậm chí còn sắm một chiếc tủ lạnh mini chuyên để mỹ phẩm. Nhưng, điều này có thực sự cần thiết hay không?
Nhiều người nghĩ rằng bảo quản tủ lạnh sẽ giúp các sản phẩm chăm sóc da dùng được lâu hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Mặc dù bảo quản lạnh đúng là có thể giúp một số hoạt chất như vitamin C và retinol lâu hỏng hơn nhưng không phải sản phẩm chăm sóc da nào cũng cần để lạnh. Trên thực tế, việc bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể làm hỏng kết cấu, mất sự ổn định hoặc giảm hiệu quả của một số sản phẩm. Vậy những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh? Và nên bảo quản sản phẩm chăm sóc da như thế nào cho đúng?
Một quy trình dưỡng da hiệu quả cần có những sản phẩm có thể đáp ứng tốt được nhu cầu của làn da.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da là một điều cần thiết để có được hiệu quả tối ưu.
- 0 trả lời
- 1121 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 758 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 2295 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1424 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!