1

Có những loại ung thư da nào?

Ung thư da càng điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao.
Có những loại ung thư da nào? Có những loại ung thư da nào?

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Nội dung chính của bài viết

  • Ung thư da được chia làm 2 nhóm là ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư da không phải tế bào hắc tố (non-melanoma skin cancer).
  • Nốt ruồi không phải là dấu hiệu duy nhất của ung thư da.
  • Cần phải biết được dấu hiệu của các loại ung thư da phổ biến và tự kiểm tra thường xuyên để theo dõi mọi thay đổi xảy ra trên da, đồng thời đi khám ngay khi có điểm đáng ngờ để phát hiện và điều trị sớm.
  • Càng điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.

Ung thư da là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất. Biết được các yếu tố nguy cơ của bản thân, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khám tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết là những điều cần thiết để giảm thiểu khả năng mắc bệnh và điều trị các tổn thương tiền ung thư kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu ban đầu của từng loại ung thư da, các biện pháp ngăn ngừa và phát hiện sớm.

Ung thư da không phải tế bào hắc tố

Hai loại ung thư da không phải tế bào hắc tố phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma - BCC) và ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma - SCC). Ngoài ra còn có các loại khác hiếm gặp hơn, ví dụ như ung thư tế bào Merkel, u mạch máu ác tính hay sarcoma mạch máu (angiosarcoma) và dermatofibrosarcoma protuberan (DFSP).

Ung thư biểu mô tế bào đáy bắt đầu hình thành trong các tế bào nằm ở lớp đáy của da. Những tế bào này nằm ở dưới cùng của lớp biểu bì và có nhiệm vụ tạo ra các tế bào da mới để thay thế những tế bào cũ trên bề mặt da. Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất và thường xảy ra ở các vùng da thường phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt và cổ. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường tiến triển chậm và biểu hiện bên ngoài rất đa dạng. Những vùng da bị bệnh có thể có màu đỏ, hồng, vàng hoặc thậm chí trong suốt và có thể bóng, gồ lên hoặc đóng vảy cứng. Ở một số người, những vùng da bị loại ung thư này còn trông giống như vết thương hở chảy máu hoặc ngứa và không lành.

Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư da phổ biến thứ hai và bắt đầu phát sinh trong các tế bào vảy nằm gần bề mặt của lớp biểu bì. Mặc dù loại ung thư này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất cũng là ở các khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, tai, môi và vai. Ung thư biểu mô tế bào vảy thường có biểu hiện là những vùng da giống như mụn cóc nhưng cũng có thể là những mảng da sần sùi, đóng vảy hoặc chảy máu.

Ung thư tế bào hắc tố

Ung thư tế bào hắc tố hay ung thư hắc tố (melanoma) là một trong những loại ung thư da nguy hiểm nhất vì có thể nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của cơ thể, trong khi ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy thường không lan rộng. Ung thư tế bào hắc tố bắt đầu trong các tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocyte). Các tế bào này có nhiệm vụ sản sinh ra hắc tố melanin tạo màu sắc cho da. Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 20 đến 30% ca ung thư tế bào hắc tố phát sinh từ nốt ruồi trong khi ở 70 đến 80% số ca còn lại thì ung thư đều phát triển ở những vùng da trông hoàn toàn bình thường.

Vùng da bị ung thư hắc tố có nhiều biểu hiện khác nhau, có thể là màu nâu, đen, đỏ, trắng hoặc thậm chí là màu xanh và thường có kích thước khoảng 6mm. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu ung thư hắc tố bằng quy tắc ABCDE như sau

  • A – Asymmetry: Không đối xứng (hai nửa của vùng da bị ung thư không giống nhau)
  • B - Irregular border: Đường viền không đều
  • C - Varied color: Màu sắc đa dạng
  • D – Diameter: Đường kính khoảng 6mm
  • E - Evolution: Thay đổi vẻ ngoài theo thời gian

Những người có da trắng và tóc đỏ là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tế bào hắc tố cao nhất vì cơ thể có rất ít eumelanin – loại melanin có vai trò bảo vệ chống lại tác hại của tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng, trong khi lại có nhiều pheomelanin – loại melanin tạo ra các gốc tự do khi tiếp xúc với tia cực tím.

Tổn thương tiền ung thư

Một số tổn thương trên da được gọi là tổn thương tiền ung thư, vì chúng có nguy cơ phát triển thành ung thư và cần được điều trị kịp thời. Có hai loại tổn thương tiền ung thư phổ biến là dày sừng quang hóa (actinic keratosis) và nevi loạn sản (dysplastic nevus) hay bớt sắc tố không điển hình.

Dày sừng quang hóa thường có biểu hiện là những đốm da nhỏ màu đỏ hoặc hồng, sần sùi xuất hiện trên mặt, bàn tay, cánh tay và các khu vực tiếp xúc với nắng khác. Mặc dù không phải trường hợp dày sừng quang hóa nào cũng đều tiến triển thành ung thư da nhưng cần đi khám bác sĩ da liễu ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu này để đề phòng.

Những nốt ruồi trông có vẻ bất thường có thể chỉ là dấu hiệu lành tính nhưng vẫn cần được theo dõi, vì chúng có nguy cơ trở thành ung thư da. Cần tự kiểm tra thường xuyên và đi khám bác sĩ da liễu định kỳ để đảm bảo những nốt ruồi này không biến đổi thành ung thư tế bào hắc tố.

Ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư da

Chống nắng đúng cách, bao gồm bôi kem chống nắng hàng ngày và che chắn kỹ cho da khi đi ngoài trời là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa tất cả các loại ung thư da. Mặc dù nguy cơ ung thư da còn được quyết định bởi các yếu tố khác như di truyền nhưng tiếp xúc thường xuyên với nắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng đúng cách mỗi ngày. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 15 và SPF cao hơn khi ra ngoài trong thời gian dài. Mỗi lần phải bôi ít nhất 1/2 thìa cà phê kem cho toàn khuôn mặt và khoảng 30g (một ly nhỏ uống rượu) cho những vùng lộ ra ngoài của cơ thể

Ngoài ra, cần tự theo dõi các nốt ruồi hoặc vết bớt đáng ngờ trên cơ thể. Cần ghi nhớ vị trí của những nốt ruồi trên người để có thể theo dõi các nốt mới xuất hiện và sự thay đổi ở những nốt hiện có. Ngoài ra, cần đi khám bác sĩ da liễu định kỳ hàng năm. Tất cả những người có nguy cơ cao bị ung thư da, gồm có tóc đỏ, da trắng, từng bị cháy nắng hoặc ung thư da trước đây hay có người thân trong gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố - đều nên đi khám bác sĩ da liễu ít nhất hai lần mỗi năm để kiểm tra.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
16 loại da gồm những loại da nào?
16 loại da gồm những loại da nào?

Theo như cách phân loại da của bác sĩ Leslie Baumann, da được phân loại dựa trên 4 thuộc tính chính: Da dầu – da khô, Da nhạy cảm – da khỏe, Da nhiễm sắc tố - da không nhiễm sắc tố và Da nhăn – da căng. Từ 4 thuộc tính này, chúng ta có 16 loại da khác nhau.

Những sản phẩm cần tránh đối với từng loại da
Những sản phẩm cần tránh đối với từng loại da

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một quy trình chăm sóc da hiệu quả là để biết được da của mình thuộc loại nào.

Cách loại bỏ những đốm nâu sần sùi trên da
Cách loại bỏ những đốm nâu sần sùi trên da

Bạn đã bao giờ gặp những vùng thô ráp, có màu nâu hoặc đen trên da trông giống như nốt ruồi hay mụn cóc chưa? Nếu đã từng bị thì có thể bạn đã bị bệnh dày sừng tiết bã (seborrheic keratosis).

Những loại dầu nào có thể dùng để mát-xa
Những loại dầu nào có thể dùng để mát-xa

Mát-xa mang lại nhiều lợi ích cho làn da cũng như cho sức khỏe tổng thể, ví dụ như tăng cường lưu thông máu đến da, giúp da hồng hào, căng mịn hơn, giảm stress, cải thiện tinh thần và giấc ngủ, giảm đau nhức cơ… Mát-xa bằng dầu có thể tăng cường lợi ích của việc mát-xa. Có rất nhiều loại dầu được sử dụng để mát-xa nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho da và thậm chí có một số loại dầu còn gây hại cho da.

Những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?
Những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?

Nhiều người nghĩ rằng bảo quản tủ lạnh sẽ giúp các sản phẩm chăm sóc da dùng được lâu hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Mặc dù bảo quản lạnh đúng là có thể giúp một số hoạt chất như vitamin C và retinol lâu hỏng hơn nhưng không phải sản phẩm chăm sóc da nào cũng cần để lạnh. Trên thực tế, việc bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể làm hỏng kết cấu, mất sự ổn định hoặc giảm hiệu quả của một số sản phẩm. Vậy những loại mỹ phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh? Và nên bảo quản sản phẩm chăm sóc da như thế nào cho đúng?

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2540 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 6 năm trước
 1897 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 5 năm trước
 1795 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 6 năm trước
 1780 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 6 năm trước
 1726 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 6 năm trước
 1671 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây