Cách loại bỏ những đốm nâu sần sùi trên da
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Mặc dù cũng giống nốt ruồi là những cục cứng có màu nâu hoặc đen, nhưng các nốt dày sừng tiết bã có cảm giác thô nhám khi chạm vào.
- Tránh ánh nắng mặt trời và luôn bôi kem chống nắng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự hình thành các nốt dày sừng tiết bã.
- Ngoài điều trị bằng liệu pháp lạnh, lột da hóa học hay laser, các nốt dày sừng tiết bã còn được điều trị bằng phương pháp mới là thuốc ESKATA.
- Dày sừng tiết bã không phải là ung thư. Cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác cũng như có cách chữa trị phù hợp.
Mặc dù trông giống các tổn thương sắc tố phổ biến khác trên da, nhưng dày sừng tiết bã có một số điểm khác biệt. Trong bài viết này, bạn sẽ biết sự khác biệt giữa dày sừng tiết bã và các loại tổn thương khác, bên cạnh đó là giới thiệu đến bạn một phương pháp điều trị dày sừng tiết bã mới được FDA chứng nhận.
Dày sừng tiết bã có gì khác với nốt ruồi?
Nếu bạn nhận thấy da xuất hiện một cục cứng, có màu nâu hoặc đen thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đó là một nốt ruồi. Tuy nhiên, không giống như nốt ruồi bình thường, các nốt dày sừng tiết bã có cảm giác thô nhám khi chạm vào. Chứng dày sừng tiết bã thường xuất hiện ở những người từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn từng có một nốt dày sừng tiết bã thì khả năng là bạn sẽ bị nhiều hơn trong tương lai. Tránh ánh nắng mặt trời và luôn bôi kem chống nắng là hai cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa sự hình thành các nốt dày sừng tiết bã.
Bệnh dày sừng quang hóa (Actinic keratosis) là một dạng tổn thương da khác đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh dày sừng tiết bã. Tuy nhiên, dày sừng quang hóa có thể là ung thư, nên bạn cần đi khám da liễu để bác sĩ chấn đoán và quyết định có cần can thiệp ngay lập tức hay không. Chứng dày sừng quang hóa cũng thường xuất hiện ở những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, mu bàn tay và da đầu. AK có thể có màu giống như da, màu hồng, nâu hoặc đỏ và trông giống như những vảng vảy cứng trên da.
Dày sừng tiết bã có phải là ung thư không?
Không, dày sừng tiết bã thường vô hại và không phải là mối quan tâm về sức khỏe trừ khi vùng tổn thương bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bởi vì dày sừng tiết bã thường trông giống như nốt ruồi, dày sừng quang hóa hoặc ung thư hắc tố nên tốt nhất bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ da liễu để chẩn đoán chính xác.
Nếu nốt trên da đúng là dày sừng tiết bã, nó có thể phát triển rất nhanh nếu không được loại bỏ đúng cách. Vì lý do này nên mặc dù khối u dày sừng tiết bã lành tính nhưng nhiều người vẫn chọn cách loại bỏ chúng.
Cách điều trị dày sừng tiết bã
Trước đây, bệnh dày sừng tiết bã chủ yếu được điều trị bằng cách sử dụng liệu pháp lạnh (dùng nitơ lỏng), lột da hóa học hoặc laser. Tuy nhiên, vấn đề của tất cả các phương pháp này là đều làm da đóng vảy, cần từ 3 - 8 tuần để lành và thường mất 2-5 lần điều trị để cóhiệu quả.
Mới đây FDA dã chứng nhận một phương pháp mới để điều trị bệnh dày sừng tiết bã, đó là thuốc ESKATA, đây là một loại gel hydrogen peroxide 40% mà bác sĩ sẽ bôi trực tiếp lên da bệnh nhân bằng một dụng cụ giống như bút viết. Loại thuốc này cần được bôi hàng tháng để cho kết quả tối ưu. Những tổn thương mức độ trung bình sẽ cần 1-2 lần điều trị. Sau khi điều trị, da sẽ chuyển màu đỏ. Sau1- 2 ngày, vảy sẽ hình thành ở vị trí được điều trị. Trong 1 – 2 tuần, vảy sẽ bong ra, để lại vùng da mịn màng, có màu hồng và sẽ dần dần trở về màu da bình thường.
Bất kỳ phương pháp điều trị nào, kể cả phương pháp này, cũng đều có nguy cơ làm thay đổi màu da (giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố) và để lại sẹo. Bạn không nên cậy vảy để hạn chế những vấn đề này.
Trên thị trường có vô vàn loại toner khác nhau và việc lựa chọn không hề đơn giản. Bạn cần chọn toner dựa trên loại da của mình. Không phải loại da nào cũng cần dùng toner và mỗi loại da sẽ phù hợp với loại toner khác nhau.
Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.
Cho đến nay, đa số mọi người đều cho rằng chỉ có một cách phân loại da, theo đó da gồm có 4 loại là da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Cách phân loại này có một vấn đề lớn, đó là cung cấp quá ít thông tin về làn da và khách hàng thường gặp khó khăn trong việc tự đánh giá làn da của mình cũng như khi lựa chọn mỹ phẩm.
Theo như cách phân loại da của bác sĩ Leslie Baumann, da được phân loại dựa trên 4 thuộc tính chính: Da dầu – da khô, Da nhạy cảm – da khỏe, Da nhiễm sắc tố - da không nhiễm sắc tố và Da nhăn – da căng. Từ 4 thuộc tính này, chúng ta có 16 loại da khác nhau.
Da nhạy cảm được chia làm bốn loại khác nhau và tất cả 4 loại này đều có nguyên nhân là do viêm.
- 0 trả lời
- 3145 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1153 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2303 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1957 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!