Có cần phải gặp bác sĩ khi bị mụn không?
Nội dung chính của bài viết
- Gần như tất cả mọi người đều đã từng hoặc đang bị mụn, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 8 – 18.
- Bạn nên đến gặp bác sĩ nến mụn đi kèm với các cơn đau khớp.
- Ngoài ra, khi các nốt mụn mủ vỡ ra bên dưới da, hay khi mụn xảy ra kèm với các vấn đề về nội tiết cũng cần đi khám bác sĩ.
- Các loại mụn nặng cần được điều trị bởi bác sĩ.
Xem thêm: cách trị mụn
Bác sĩ chỉ có thể giúp bạn loại bỏ mụn một cách dứt điểm và nhanh hơn với nguy cơ để lại thâm, sẹo nhỏ nhất. Vậy trong trường hợp nào thì nên đến khám bác sĩ?
Khi nào nên gặp bác sĩ da liễu?
Thời điểm mà bạn cần đến gặp bác sĩ là sau khi đã thử hết các phương pháp tự điều trị tại nhà nhưng đều không có hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ khi:
- Mụn trứng cá xuất hiện đi kèm với các cơn đau khớp mà bạn chưa từng gặp trước đây.
- Các nốt mụn mủ vỡ ra bên dưới da và liên kết lại với nhau.
- Các nốt mụn mủ xuất hiện ở vùng da đầu và những vùng da khác trên cơ thể sau khi cạo.
- Bạn chưa bao giờ bị mụn trứng cá trước đây nhưng bỗng nhiên bị mụn bọc.
- Bạn là nam giới và bị mụn ngay sau khi bắt đầu liệu pháp testosterone thay thế.
- Bạn bị những nốt mụn mủ to bất thường và có nhân màu vàng.
- Bạn bị sẹo lõm đá nhọn sau khi hết mụn.
- Bạn bị sẹo lồi sau khi hết mụn.
Trên đây là dấu hiệu của những loại mụn mà chỉ bác sĩ mới có thể điều trị được. Khi hiểu rõ về loại da của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình điều trị toàn diện với những loại thuốc đặc trị, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại thuốc mua ngoài hay các sản phẩm có trong spa.
Tại các bệnh viện da liễu có một số loại thuốc, phương pháp trị mụn mà bạn không thể mua ngoài hay được điều trị tại các spa, trong số đó có thể kể đến;
- Thuốc kháng sinh. Có một số loại kháng sinh trị mụn mà bạn sẽ chỉ mua được khi có đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn các phản ứng viêm sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh vẫn không thể thay thể được các bước dưỡng da như rửa mặt hay tẩy da chết để ngăn ngừa mụn quay trở lại.
- Thuốc retinoid dạng uống. Các loại thuốc trị mụn dạng viên uống như Accutane chỉ có bán tại các phòng khám da liễu hoặc chỉ mua được khi có đơn của bác sĩ. Vì các loại thuốc uống thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ nên cần có một hệ thống quản lý để ngăn chặn các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.
- Tiêm steroid. Tại các phòng khám da liễu, bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào da bệnh nhân để trị mụn trong các trường hợp khẩn cấp, ví dụ như trước một sự kiện quan trọng hoặc khi bạn sắp có buổi chụp ảnh cưới hay chụp ảnh kỉ yếu. Tuy nhiên, việc tiêm steroid nhiều lần vào một vùng da sẽ làm da bị mất màu và mỏng đi.
- Liệu pháp tia laser hoặc liệu pháp bức xạ bên ngoài. Sau khi bị các loại mụn trứng cá thể nặng như mụn bọc, bạn có thể trang điểm để che đi các vết sẹo tạm thời nhưng để xóa sẹo hoàn toàn, bạn cần đến các bệnh viện da liễu hoặc thẩm mỹ viện để thực hiện quá trình điều trị bằng các liệu pháp chuyên sâu như liệu pháp điều trị bằng tia laser hoặc liệu pháp bức xạ bên ngoài.
Những điều mà bác sĩ thường không nói cho bạn về mụn trứng cá
Khi đến khám da liễu, bạn sẽ được kê các loại thuốc kê đơn để trị mụn nhưng những loại thuốc này không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất, chúng có thể mang đến nhiều vấn đề cho người dùng, ví dụ như:
- Các loại benzoyl peroxide kê đơn thường gây đỏ, ngứa, viêm, nóng rát và bong tróc da. Nhiều người khi dùng benzoyl peroxide nồng độ cao đã phải bỏ dở giữa chừng nhưng khi chuyển sang các sản phẩm không kê đơn với nồng độ thấp hơn thì lại có hiệu quả trị mụn rất tốt.
- Các loại thuốc retinoid được kê để điều trị mụn bọc và mụn viêm thường có những tác dụng không mong muốn như gây mụn cám, mụn đầu đen và mụn mủ.
- Cả benzoyl peroxide và retinoid dạng uống đều khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng. Khi dùng hai loại thuốc này, bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng và ngăn ngừa sự hình thành đốm thâm trên da.
- Không phải lúc nào bác sĩ cũng cảnh báo bạn về các tác hại đến răng của một số loại thuốc kháng sinh. Ví dụ, minocycline không nên dùng cho người dưới 22 tuổi do loại kháng sinh này có thể làm răng và lợi chuyển màu xanh đen.
- Bác sĩ đôi khi còn kê những loại thuốc vốn được dùng cho da trắng và không phù hợp với da người Châu Á. Ví dụ như các sản phẩm chứa hydroquinone thường được dùng để trị thâm cho người da trắng nhưng lại làm da chuyển màu xanh nếu được dùng cho người Châu Á.
- Bác sĩ thường không kê thêm các sản phẩm tự nhiên để hỗ trợ cho quá trình trị mụn. Ví dụ như, đối với người Châu Á, trong khi dùng tretinoin dạng bôi thì việc dùng thêm kem chứa vitamin E vào những thời điểm khác trong ngày sẽ giúp ngăn ngừa viêm và thâm cho da.
- Bác sĩ cũng thường không tư vấn cho bệnh nhân về những kết quả thực tế mà họ nên kì vọng khi dùng thuốc. Đa số các loại thuốc thường chỉ có tác dụng giảm được từ 33 – 50% mụn, còn các phương pháp như tái tạo bề mặt bằng tia laser thì đòi hỏi bệnh nhân phải đến điều trị nhiều lần trong vài tháng liên tục. Và dù dùng loại thuốc hay liệu pháp trị mụn nào, bạn đều cần phải kiên trì, chăm chỉ dùng để có được kết quả như ý muốn.
Khi bị mụn trứng cá, da nâu sẽ cần đến những phương pháp điều trị đặc biệt. Những người da nâu thường bị mụn muộn hơn hoặc có thể không bao giờ bị mụn.
Ở nhiều người, mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong năm, có thể là vào mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng vào mùa hè.
Một trong những vấn đề về da nghiêm trọng và khó chữa trị nhất là chứng dày sừng tiết bã. Vấn đề này gây ra những nốt mụn giống như mụn trứng cá và thường xuất hiện vào độ tuổi 60 và kéo dài trong nhiều năm.
Vết thâm sau mụn còn được gọi là tăng sắc tố sau viêm da PIH
Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh là mối quan tâm ngày càng gia tăng.
- 7 trả lời
- 2016 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 0 trả lời
- 2593 lượt xem
Bác sĩ giúp em với ạ. Em không biết có phải do dị ứng hay kích ứng gì không. Mà tự nhiên mặt em nổi mấy mụn li ti, đầu trắng và đỏ khắp vùng mụn. Nó mọc theo vùng và lan khắp mặt em. Em đè nó thì thấy có xịt nước ra, nó bé li ti ấy ạ. Tấm này e chụp ngay khi nó mới mọc. 3 ngày rồi nhưng chưa thấy giảm, thấy nó lan rộng ra hơn. Em giờ chỉ rửa mặt bằng Cerave + xịt khoáng Vichy thôi. Còn lại không bôi bất cứ cái gì khác. Bác sĩ có thể cho em biết tại sao em lại bị như vậy và cách khắc phục như thế nào không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1424 lượt xem
Thưa bác sĩ, da e vào hè năm ngoái em có lên ít con mụn do thay đổi nội tiết tố nhưng lại k biết, vì lúc đấy chỉ quan k quan tâm đến da như nào. Sau e có dùng 1 lọ kem đặc trị mụn của Việt Nam (em xin dc dấu tên ạ) và sau đấy da e bắt đầu ngày càng nổi nhiều hơn và sưng mủ các kiểu. Có đi khám, cũng chữa rồi mà k dc. Thì đến tết em có uống thuốc và dùng kem hãng Pair của Nhật thì có hiệu quả hẳn. Da hết mụn và còn thâm. sau em có dùng tiếp nhưng mụn vẫn có bị lại. Và đây là da hiện tại của em vừa nặn xong luôn ạ. Bác sĩ cho em lời khuyên để chữa trị tình trạng bị mụn viêm mủ mà da hỗn hợp, lỗ chân lông to với ạ, chứ em bị như này cả 1 năm trời rồi chữa mãi đều k khỏi dc huhuu Em cảm ơn nhiều ạ ❤️
- 3 trả lời
- 2528 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 3 trả lời
- 17459 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?