Chứng dày sừng tiết bã, mụn nhưng không phải là trứng cá
Khi mới bắt đầu hình thành, dày sừng tiết bã có hình dạng đốm phẳng màu nâu sáng trên da. Khi đốm nâu này to ra, nó sẽ có hình dạng như mụn cóc và xảy ra ở nhiều lỗ chân lông. Vùng tổn thương sẽ lan rộng ra và dần chuyển từ màu hồng sang nâu sáng, nâu tối rồi đen.
Hiện tượng này thường rất hiếm gặp ở những người dưới 40 tuổi nhưng lại rất phổ biến ở tuổi 60. Những người sống ở nơi khí hậu càng nóng thì càng có nguy cơ cao bị dày sừng tiết bã. Một nghiên cứu trên 222 người tại một viện dưỡng lão tại thành phố New York cho thấy rằng có 29% đàn ông và 38% phụ nữ bị dày sừng tiết bã. Trong khi đó một nghiên cứu khác tại phía Bắc California lại cho kết quả có đến 88% người bị ít nhất 1 khốiu dày sừng tiết bã và có:
- 38% phụ nữ da trắng
- 54% đàn ông da trắng
- 61% người da đen
Có ít nhất là 10 nốt u dày sừng tiết bã trên davà đa số là những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thậm chí, nghiên cứu tại Australia còn cho thấy rằng 100% người trên 50 tuổi đều bị dày sừng tiết bã và ngay cả những người mới 15 tuổi cũng bị trung bình là 6 khốiu trên da.
Dày sừng tiết bã thường không gây ra các vấn đề quá nghiêm trọng ngoại trừ có kích thước quá lớn gây vướng khi mặc quần áo hoặc gây ngứa. Việc gãi lên nốt u để giảm ngứa sẽ làm u vỡ ra, gây chảy máu và nhiễm trùng. Ngoài ra, viêm nang lông sẹo lồi khiến cho việc phát hiện ung thư da trở nên khó khăn hơn.
Vì chứng dày sừng tiết bã thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nên u thường xuất hiện nhiều ở mặt và tay, ngoài ra u cũng có thể mọc ở vùng ngực và lưng khi phơi da quá lâu dưới nắng. Bởi vì dày sừng tiết bã đi kèm với hiện tượng lỗ chân lông bít tắc nên thường được hiểu nhầm là mụn trứng cá nhưng thực chất lại không phải.
Bạn có bị chứng dày sừng tiết bã không?
Ngay cả những người ở tuổi thanh thiếu niên cũng có thể bị dày sừng tiết bã và phổ biến ở những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Nếu như bạn phải đi lâu ngoài trời nắng và bị những nốt mụn giống như mụn trứng cá nhưng không viêm thì rất có thể bạn đã bị dày sừng tiết bã. Thế nhưng không phải không phải loại mụn nào có hình dạng giống mụn trứng cá xuất hiện ở những vùng da bị cháy nắng cũng đều là dày sừng tiết bã.
Hiện tượng đốm sắc tố sậm màu và đốm đồi mồi có dạng phẳng trên da. Những loại đốm này chỉ là sự tập trung của các sắc tố melanin trong da nơi da tự bảo vệ khỏi tác hại từ tia UV trong ánh nắng.
Ung thư tế bào đáy có bề mặt mịn và dạng tròn nhô khỏi da. Căn bệnh này gây ra những nốt mụn ban đầu có màu xám rồi chuyển sang đỏ, sau đó có thể chảy máu ngay cả khi không gãi hay cậy. Còn một loại ung thư da nữa có mức độ nghiêm trọng hơn là ung thư hắc tố, loại ung thư này có những biểu hiện như sau:
- Ung thư hắc tố gây ra những vết đốm mọc lệch về một bên.
- Rìa các đốm ung thư – nơi vùng da bị ung thư tiếp xúc với vùng da khỏe – thường không đều mà có hình dạng lởm chởm.
- Ung thư hắc tố có màu xanh đậm hoặc đen.
- Đốm ung thư có đường kính khoảng 6mm.
Một vùng dày sừng tiết bã lớn có thể che đi ung thư hắc tố vì cả hai đều có màu đen. Nếu bạn nhận thấy có một đốm đen trên da, bạn cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Ung thư hắc tố rất dễ chữa trị miễn là chưa bị lan rộng, nhưng một khi đã di căn thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn.
Ung thư hắc tố có các loại sau đây:
- Nếu đốm ung thư có bề mặt sần sùi và rìa mịn thì đó là u lành.
- Nếu đốm trên da có bề mặt nhẵn, rìa lởm chởm và có đường kính trên 6mm thì đó mới là u ác tính.
- Và nếu như có nhiều đốm sậm màu xuất hiện trên cùng một vùng da thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị.
Mặc dù số bệnh nhân mắc dày sừng tiết bã thường nhiều hơn những người bị ung thư hắc tố nhưng bạn vẫn nên đi khám để xác định chính xác bệnh.
Cách điều trị dày sừng tiết bã
Nếu bạn biết chắc rằng mình bị dày sừng tiết bã thì có rất nhiều cách để chữa trị. Bạn có thể đến các phòng khám da liễu để bác sĩ làm đông các khối u bằng đá khô hoặc ni-tơ lỏng. Phương pháp này còn cho phép bác sĩ lấy mẫu da để xét nghiệm và đảm bảo rằng đó không phải là ung thư da. Một phương pháp khác là đốt khối u bằng kim điện nhưng bác sĩ sẽ không thể xét nghiệm chuẩn đoán ung thư da.
Ngoài ra, ở các thẩm mỹ viện, các chuyên gia có thể điều trị dày sừng tiết bã bằng cách bôi axittrichloroacetic lên khối u và đốt cháy hoàn toàn khối u chỉ trong một liệu trình.
Một phương pháp nữa ít tốn kém hơn nhưng có hiệu quả chậm hơn là dùng các sản phảm trị mụn trứng cá để điều trị dày sừng tiết bã. Bôi AHA hoặc axit lactic lên da để loại bỏ lớp da cứng quanh khối u. Sau 2 – 3 tháng, nốt nhọt sẽ biến mất, giúp cho việc phát hiện các vấn đề nghiêm trọng khác trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bôi các loại kem dưỡng có chứa cucumin trực tiếp lên da sau khi tiếp xúc với ánh nắng để loại bỏ hoàn toàn khối u.
Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh là mối quan tâm ngày càng gia tăng.
Mụn trứng cá biểu hiện trên khuôn mặt có thể phản ánh một số bệnh lý khác như hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh liên quan đến nội tiết
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ có da dầu mới bị mụn trứng cá.
Có những con số làm nên sự thành công cho quá trình chiến đấu chống mụn.
Da khô có thể là một nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá vì da khô thường có lỗ chân lông khép chặt và giữ lại vi khuẩn bên trong, hình thành nên mụn.
- 3 trả lời
- 2528 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2016 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 5 trả lời
- 3773 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 0 trả lời
- 2593 lượt xem
Bác sĩ giúp em với ạ. Em không biết có phải do dị ứng hay kích ứng gì không. Mà tự nhiên mặt em nổi mấy mụn li ti, đầu trắng và đỏ khắp vùng mụn. Nó mọc theo vùng và lan khắp mặt em. Em đè nó thì thấy có xịt nước ra, nó bé li ti ấy ạ. Tấm này e chụp ngay khi nó mới mọc. 3 ngày rồi nhưng chưa thấy giảm, thấy nó lan rộng ra hơn. Em giờ chỉ rửa mặt bằng Cerave + xịt khoáng Vichy thôi. Còn lại không bôi bất cứ cái gì khác. Bác sĩ có thể cho em biết tại sao em lại bị như vậy và cách khắc phục như thế nào không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1424 lượt xem
Thưa bác sĩ, da e vào hè năm ngoái em có lên ít con mụn do thay đổi nội tiết tố nhưng lại k biết, vì lúc đấy chỉ quan k quan tâm đến da như nào. Sau e có dùng 1 lọ kem đặc trị mụn của Việt Nam (em xin dc dấu tên ạ) và sau đấy da e bắt đầu ngày càng nổi nhiều hơn và sưng mủ các kiểu. Có đi khám, cũng chữa rồi mà k dc. Thì đến tết em có uống thuốc và dùng kem hãng Pair của Nhật thì có hiệu quả hẳn. Da hết mụn và còn thâm. sau em có dùng tiếp nhưng mụn vẫn có bị lại. Và đây là da hiện tại của em vừa nặn xong luôn ạ. Bác sĩ cho em lời khuyên để chữa trị tình trạng bị mụn viêm mủ mà da hỗn hợp, lỗ chân lông to với ạ, chứ em bị như này cả 1 năm trời rồi chữa mãi đều k khỏi dc huhuu Em cảm ơn nhiều ạ ❤️