Chứng song thị sau khi cắt mí dưới
Thông thường tình trạng song thị chỉ là tạm thời do sưng nề, tuy nhiên cũng có trường hợp do thao tác kỹ thuật kém nên bị kéo dài và cần can thiệp phẫu thuật để khắc phục.
Song thị là hiện tượng bệnh nhân sau khi phẫu thuật nhìn một vật thành hai, có thể xảy ra khi nhìn bằng một mắt hoặc nhìn bằng cả hai mắt và nếu nặng thì có thể đi kèm với các tình trạng khó chịu, đau đầu, chóng mặt…
Song thị cũng có hai dạng bao gồm: song thị ngang, tức là nhìn 1 vật thành 2 vật nằm cạnh nhau, và song thị đứng, tức là nhìn 1 vật thành 2 vật chồng lên nhau.
Nguyên nhân gây chứng song thị
Song thị có thể do bẩm sinh, do chấn thương, do bệnh lý thần kinh do chính các bệnh về mắt hoặc do phẫu thuật, nhưng trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến trường hợp do phẫu thuật cắt mí dưới.
Chứng song thị sau cắt mí dưới là do:
- Sưng các cơ trong hốc mắt, xuất huyết, tụ máu
- Tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ
- Tổn thương cơ chéo dưới trong khi cắt túi mỡ trong và giữa ở mí mắt dưới, vì cơ này nằm giữa hai túi mỡ, nguyên nhân gây tổn thương thường là do chảy máu quá nhiều.
- Liệt cơ thẳng dưới và hạn chế vận nhãn (sự vận động của nhãn cầu bị hạn chế) sau khi cắt mí dưới. Với phương pháp cắt mí dưới không lấy mỡ, sự vận động của cơ hốc mắt cũng có thể bị hạn chế nếu không cẩn thận khi di chuyển mỡ.
Các biện pháp khắc phục chứng song thị
Trong các trường hợp bị song thị do sưng nề cơ trong hốc mắt, xuất huyết, tụ máu hoặc do tác dụng của thuốc gây tê thì vấn đề này chỉ là tạm thời trong một vài ngày (thường là vào đúng ngày phẫu thuật hoặc ngày hôm sau). Sưng tấy làm ảnh hưởng đến vị trí của mắt nên dẫn tới hạn chế tầm nhìn, nhìn đôi. Còn thuốc gây tê tại chỗ có thể ảnh hưởng lâu lên các khối cơ mắt, cũng gây ảnh hưởng tầm nhìn. Những trường hợp như này thường sẽ không cần can thiệp thêm gì và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Các trường hợp do xuất huyết, tụ máu sẽ cần kiểm tra theo dõi để xử lý khối máu tụ cũng như ngăn ngừa chảy máu, có thể bác sĩ sẽ phải rạch một đường nhỏ để dẫn máu tụ ra. Máu tụ được can thiệp thì hiện tượng song thị cũng sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, nếu tình trạng song thị kéo dài trong suốt giai đoạn hậu phẫu 6 - 8 tuần mà không đỡ thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra toàn diện tìm nguyên nhân. Những trường hợp này thường là do tổn thương các khối cơ liên quan.
Với phương pháp cắt mí dưới không lấy mỡ, sự vận động của cơ hốc mắt cũng có thể bị hạn chế nếu không cẩn thận khi di chuyển mỡ. Nếu khi kiểm tra phát hiện có sự hạn chế vận động ở mức độ nhẹ sau phẫu thuật thì có thể khắc phục bằng cách thực hiện các bài luyện tập chuyển động mắt theo chiều dọc và kiên nhẫn chờ một thời gian. Nếu tình trạng vẫn không có biến chuyển thì có thể cần phẫu thuật lại để giải phóng mỡ và các mô lân cận hoặc tiến hành phương pháp phẫu thuật điều trị lác để giải quyết vấn đề.
Tóm lại, nếu bệnh nhân bị song thị sau phẫu thuật, dù sớm hay muộn cũng phải thăm khám để kiểm tra, tham vấn với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù đa phần các trường hợp bị song thị đều chỉ là tạm thời và có thể can thiệp xử lý, khắc phục được, tuy nhiên vẫn có những trường hợp nặng cần phẫu thuật lại. Vì thế ngay từ đầu bệnh nhân cần tìm một bác sĩ, cơ sở thực hiện thật uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc về sau.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
1. Bị song thị sau khi phẫu thuật tạo hình mí trên, mí dưới
Tôi đã phẫu thuật tạo hình mí trên và mí dưới, đồng thời chỉnh sửa sụp mí ở mắt phải. Nhưng bên mắt phải sau phẫu thuật không thể mở được hoàn toàn mà còn bị song thị nữa. Liệu tình trạng này có tự cải thiện không, tôi có cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa không?
- 2 trả lời
- 912 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật tạo hình mí trên và mí dưới, đồng thời chỉnh sửa sụp mí ở mắt phải. Nhưng bên mắt phải sau phẫu thuật không thể mở được hoàn toàn mà còn bị song thị nữa. Liệu tình trạng này có tự cải thiện không, tôi có cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa không?
Cắt mí dưới nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và đúng bệnh nhân có thể gây ra rất nhiều các vấn đề như sẹo xấu, mí mắt co rút, lật mi, song thị....
Cắt bọng mỡ mí mắt dưới có thể được thực hiện qua 2 vị trí đường rach, đường rạch qua kết mạc phía trong mí mắt và đường rạch ngoài da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Thời gian luôn là kẻ thù của phái đẹp, làm thay đổi dung mạo nhan sắc của chị em phụ nữ.
Cắt mí tạo đôi mắt to đẹp có hồn đã trở thành một quy trình phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng phổ biến ngày nay, không chỉ dành cho phái đẹp mà cả phái mạnh cũng đang rất ưa chuộng.
- 2 trả lời
- 912 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật tạo hình mí trên và mí dưới, đồng thời chỉnh sửa sụp mí ở mắt phải. Nhưng bên mắt phải sau phẫu thuật không thể mở được hoàn toàn mà còn bị song thị nữa. Liệu tình trạng này có tự cải thiện không, tôi có cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa không?
- 4 trả lời
- 1137 lượt xem
Dưới mí mắt tôi có các miếng mỡ phồng lên nhưng không phải là do lão hóa vì tôi mới 33 tuổi. Tôi đang cân nhắc phẫu thuật cắt mí dưới kết hợp phân bổ, sắp xếp lại lớp mỡ này. Quy trình này sẽ có những nguy cơ gì?
- 7 trả lời
- 2765 lượt xem
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 8 trả lời
- 1612 lượt xem
Dưới mắt tôi có các nốt vàng và bác sĩ nói là do cholesterol tích tụ, khuyên tôi nên phẫu thuật và đảm bảo là chỉ để lại sẹo nhỏ chứ không làm thay đổi hình dạng mắt. Nhưng nếu hình dạng của mắt bị thay đổi sau khi phẫu thuật thì có thể sửa được không? Tôi rất lo về việc phẫu thuật, sợ là Valium và thuốc gây tê tại chỗ sẽ không đủ để làm tê các dây thần kinh trong khi phẫu thuật. Bác sĩ còn kê Propofol cho tôi nhưng tôi nghe nói loại thuốc này có thể gây chết người. Vậy nếu chỉ sử dụng thuốc này cho ca phẫu thuật ngắn thì có sao không?
- 6 trả lời
- 2136 lượt xem
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?