Chỉnh nha có vai trò như thế nào đối với sức khỏe toàn thân?
Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Nha khoa, Sọ não và Mặt (National Institute of Dental and Craniofacial Research), các nhà khoa học đã quan sát và thấy rằng những người mắc bệnh về lợi có nguy cơ gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu hoặc mắc bệnh tim mạch cao hơn những người có lợi khỏe mạnh. Mặc dù các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe của cả cơ thể nhưng vẫn chưa xác định được liệu bệnh về lợi có phải là nguyên nhân duy nhất gây nên các vấn đề này hay không. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều là tình trạng răng miệng tốt không chỉ giúp đem lại nụ cười đẹp mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Đọc thêm: Niềng răng
Mối liên hệ giữa bệnh về lợi và sức khỏe toàn thân
Tình trạng răng miệng và sức khỏe của toàn cơ thể có mối liên hệ rất lớn, cụ thể là 4 điều chính như sau:
- Tình trạng viêm miệng có thể làm tăng nguy cơ tắc động mạch.
- Một số loại vi khuẩn trong khoang miệng có thể lây nhiễm vào các tế bào động mạch và làm suy yếu thành tim.
- Răng lung lay có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh loãng xương - một loại bệnh mà mật độ xương giảm đi.
- Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ mắc bệnh về lợi dễ sinh non và con sinh ra cũng nhẹ cân so với những người không mắc.
Chỉnh nha và bệnh về lợi
Vậy tất cả các phương pháp chỉnh nha có tác động gì đến bệnh về lợi? Trên thực tế, niềng răng đem lại rất nhiều lợi ích chứ không chỉ là giúp bạn có được hàm răng đẹp. Một điều rất dễ hiểu là khi có hàm răng thẳng, việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn nhiều so với hàm răng khấp khểnh. Bàn chải đánh răng sẽ có thể loại bỏ nhiều vi khuẩn gây mảng bám hơn và chỉ nha khoa cũng có thể được luồn vào kẽ răng dễ dàng hơn để loại bỏ thức ăn, nhờ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh về lợi.
Từ đó có thể thấy, nếu sức khỏe răng miệng được cải thiện thì tình trạng sức khỏe của toàn bộ cơ thể cũng được nâng cao và do đó, các phương pháp chỉnh nha cũng có ích lợi lớn đối với sức khỏe toàn thân.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ là đến tuổi thanh thiếu niên thì con cái họ mới cần đi niềng răng. Nhưng bạn có biết rằng việc nắn chỉnh răng có thể bắt đầu từ khi 7 tuổi?
Chỉnh nha giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau hàm
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra là: Nha sĩ bình thường có thể tiến hành niềng răng trong suốt Invisalign không, hay phải cần bác sĩ chỉnh nha?
Ngày nay, niềng răng đang dần trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ và làm thế nào để cha mẹ có thể biết con mình có cần niềng răng hay không?
- 3 trả lời
- 2106 lượt xem
Gần đây tôi mới tháo niềng răng. Vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm khi niềng răng là hai răng cửa của tôi quá to so với những răng còn lại, trông giống như răng thỏ vậy. Bác sĩ có nói rằng sau khi tháo niềng thì vấn đề này sẽ không còn nữa. Nhưng tôi nghĩ điều đó là không thể, tôi rất thất vọng vì tôi đã tốn khá nhiều tiền cho việc niềng răng. Tôi nên làm gì?
- 1 trả lời
- 1041 lượt xem
Sắp tới em sẽ niềng răng và bác sĩ nói là sẽ phải nhổ đi 2 chiếc răng. Em đang lo là không biết răng còn chắc khỏe mà nhổ như thế thì có ảnh hưởng gì về sau này không?
- 1 trả lời
- 1770 lượt xem
Lúc đầu bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng 3 năm nhưng bây giờ đã được 1 năm mà tôi thấy răng đã thẳng và vấn đề khớp cắn sâu, khớp cắn chéo được khắc phục rồi thì có thể tháo niềng ra luôn không?
- 1 trả lời
- 1030 lượt xem
Răng mọc chen chúc: Nhờ các bác sĩ cho tôi lời khuyên. Bác sĩ có nghĩ rằng tôi cần thiết phải niềng răng cả 2 hàm không? Răng cửa hàm trên của tôi không thể dán sứ Veneer hay Lumineer có đúng không? Ngoài ra, nếu niềng răng thì mất thời gian bao lâu? Tôi cảm ơn.
- 1 trả lời
- 1069 lượt xem
Tôi đã mút ngón tay suốt 24 năm và vẫn đang cố gắng dừng lại. Thực sự mong muốn các kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể và cũng là một phương pháp giúp tôi không phải phẫu thuật hàm.