Các Thành Phần Chăm Sóc Da Bảo Vệ Da Khỏi Chất Gây Ô Nhiễm
Uống quá nhiều rượu bia, căng thẳng, tia cực tím, sử dụng chất kích thích không phải là những tác nhân duy nhất gây tổn thương da. Để ngăn ngừa lão hóa da, bạn còn phải bảo vệ da khỏi các chất gây ô nhiễm.
Không khí ô nhiễm rất có hại cho da do có chứa:
- Bụi min (particulate matter - PM)
- Kim loại nặng
- Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) chứa benzopyrene (BaP)
Sử dụng các thành phần chăm sóc da có tác dụng chống chất gây ô nhiễm là điều cần thiết để ngăn ngừa lão hóa da, đặc biệt là khi bạn sống ở đô thị lớn.
Các chất gây ô nhiễm trong không khí
Không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày có rất nhiều loại chất gây ô nhiễm:
- Chất gây ô nhiễm phổ biến: Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency - EPA) theo dõi 6 chất gây ô nhiễm chính trong không khí, đó là ozone trên mặt đất, bụi mịn (các hạt bụi có kích thước rất nhỏ trong không khí), sulfur dioxide, chì, carbon monoxide và nitrogen oxide.
- Chất gây ô nhiễm dạng khí: Những loại khí này đến từ quá trình đốt những thứ như than, dầu và khí tự nhiên. Một ví dụ là carbon monoxide. Bạn không thể ngửi hay nhìn thấy loại khí này nhưng nó đến từ ô tô và các loại máy móc đốt nhiên liệu khác.
- Chất gây ô nhiễm lâu dài: Một số chất gây ô nhiễm, như dioxin, có thể tồn tại rất lâu trong môi trường. Chúng có thể đến từ các quá trình nhân tạo hoặc thậm chí đến từ các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào hay cháy rừng. Một số chất gây ô nhiễm này thậm chí có thể tích tụ trong thực phẩm và cơ thể con người theo thời gian.
- Bụi mịn: Bụi mịn là những hạt bụi có kích thước rất nhỏ (dưới 1.0µm) trong không khí. Những hạt bụi này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, như khu công nghiệp, công trường xây dựng, đốt rác và khí thải ô tô. Một số hạt bụi có kích thước nhỏ đến mức có thể xâm nhập sâu vào phổi của chúng ta.
- Chất gây ô nhiễm từ phương tiện giao thông: Khí thải của các phương tiện giao thông chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Những người sống ở các thành phố lớn hoặc gần những con đường đông đúc hít phải những chất gây ô nhiễm này nhiều hơn.
Giống như việc bôi kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ khỏi tia cực tím, bảo vệ làn da khỏi các chất gây ô nhiễm trong không khí cũng quan trọng không kém. Hai biện pháp chính để bảo vệ làn da khỏi các chất gây ô nhiễm là rửa mặt sạch vào cuối ngày và sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần bảo vệ da.
Chất gây ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể như thế nào?
Các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể chúng ta theo nhiều cách.
1. Hít thở không khí
Khi chúng ta hít thở, các chất gây ô nhiễm trong không khí sẽ đi vào phổi và phế nang (các túi nhỏ trong phổi). Sau đó, các tác nhân gây hại này xâm nhập vào máu.
2. Hấp thụ qua da
Các chất gây ô nhiễm trong không khí không chỉ đi vào cơ thể qua đường hít thở mà còn có thể được hấp thụ qua da. Lượng chất gây ô nhiễm đi vào cơ thể qua đường hít thở phụ thuộc vào nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí và mức độ hòa tan trong máu. Trong khi đó, khả năng hấp thụ qua da phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
- Vị trí mà chất gây ô nhiễm bám trên da: Để có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, trước tiên chất gây ô nhiễm phải rơi xuống và lưu lại trên da.
- Cấu trúc của da: Làn da của chúng ta là một cấu trúc phức tạp, gồm nhiều lớp với các thành phần khác nhau, như chất béo và dầu. Các chất gây ô nhiễm có thể di chuyển giữa các tế bào da hoặc đi trực tiếp qua tế bào da. Ngoài ra, chất gây ô nhiễm còn có thể xâm nhập qua các cấu trúc như nang lông và ống dẫn mồ hôi.
- Mặc dù con đường đi qua lông, tóc và mồ hôi nhanh hơn nhưng các con đường này lại khó khăn hơn vì các chất gây ô nhiễm phải di chuyển qua cả dầu và nước. Mặc dù các cấu trúc như nang lông chỉ chiếm một phần nhỏ trên da nhưng lại là con đường quan trọng để các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bên trong cơ thể.
3. Xâm nhập qua đường ăn uống
Các chất độc và chất gây ô nhiễm có thể bám trên vỏ hoặc xâm nhập vào bên trong các loại thực phẩm, nguồn nước và theo đó đi vào cơ thể chúng ta.
Làm thế nào để bảo vệ da khỏi chất gây ô nhiễm?
Các bước bảo vệ da khỏi chất gây ô nhiễm:
- Rửa mặt sạch mỗi tối
- Sử dụng serum và kem dưỡng ẩm có thành phần bảo vệ da
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần phục hồi da vào buổi tối để phục hồi những tổn thương trên da xảy ra vào ban ngày
Các thành phần bảo vệ da khỏi chất gây ô nhiễm
Những thành phần dưới đây có tác dụng bảo vệ da khỏi chất gây ô nhiễm:
Chiết xuất Crepidiastrum denticulatum
- Một loài cây có hoa thuộc họ Cúc
- Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây ô nhiễm không khí khác nhau như bụi mịn, benzo[a]pyrene (BaP), kim loại nặng và tia cực tím (UV).
- Là chất chống oxy hóa
- Có tác dụng chống viêm
- Kích hoạt quá trình tự thực của tế bào
- Trì hoãn sự lão hóa của tế bào
Cây hàm ếch (Saururus chinensis)
- Còn gọi là trầu nước, tam bạch thảo
- Chứa sauchinone có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do và các enzyme phân hủy collagen như collagenase và các matrix metallicoproteinase (MMP) khác, những MMP này tăng lên sau khi tiếp xúc với tia cực tím và chất gây ô nhiễm.
- Có đặc tính chống viêm
- Chất chống oxy hóa
- Ngăn chặn sự hình thành sắc tố da melanin gây ra vết thâm trên da.
Polyphenol
- Hợp chất có trong trà xanh và một số loài thực vật khác
- Chất chống oxy hóa mạnh
- Có tác dụng bảo vệ da rất tốt
Tất cả những thành phần này có thể giúp bảo vệ da khỏi các chất gây ô nhiễm như bụi mịn, khói xe, hóa chất, khí độc, khói thuốc….
Để giúp da luôn khỏe mạnh trước những tác động xấu từ bên ngoài và ngay cả bên trong, bạn có thể tìm hiểu về phương pháp làm đẹp với Exosome. Exosome được biết đến là phương pháp làm đẹp tiên tiến và vượt trội nhất hiện nay. Nó giúp đem lại làn da căng bóng, trẻ khỏa mà lại rất an toàn.
Cùng tìm hiểu xem defensin là gì, cơ chế hoạt động ra sao và những sản phẩm nào có chứa thành phần này.
Chất chống oxy hóa có mặt trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng mắt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích cho làn da, từ cải thiện kết cấu bề mặt da, chống lão hóa cho đến giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, nám… Vậy có những loại chất chống oxy hóa nào thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da? Những chất này có tác dụng gì đối với da và có cơ chế hoạt động ra sao? Và chất chống oxy hóa nào là tốt nhất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Có vô số thành phần chăm sóc da khác nhau. Thành phần mà bạn nên sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại da của bạn. Bạn có thể dựa trên danh sách thành phần trong bài viết này để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Có rất nhiều thành phần chăm sóc da có tác dụng chống viêm và làm dịu da. Những thành phần này được sử dụng trong sữa rửa mặt, toner, serum. Bài viết này sẽ nêu ra một số thành phần chống viêm và giảm mẩn đỏ được sử dụng phổ biến nhất.
Có rất nhiều thành phần chăm sóc da có thể gây dị ứng. Cách duy nhất để tránh bị dị ứng da là xác định thành phần gây dị ứng và lựa chọn những sản phẩm không chứa thành phần đó.
- 0 trả lời
- 3129 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1142 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 1024 lượt xem
Hôm nay em mạnh dạn chụp cam thường xin bác sĩ tư vấn về da. E chăm hoài mà ko láng mịn nên chán qúa. Da e là da hỗn hợp. Mùa đông khô nứt, mùa hè thì đổ dầu. Những sản phẩm e dùng: -Srm Fresh soy -Toner Badskin/ Labo labo -Serum Kiehl’s Dark spot -Serum mắt Lancome -Dưỡng ẩm Fresh lotus youth. Giờ đổi sang Olehenrikhen -Kem trị mụn và chống nắng của Paula's Choice Da e nhạy cảm nên dùng thử BHA bị ngứa rát Bác sĩ cho e lời khuyên nên dùng gì để cải thiện da với ạ? Cảm ơn bác sĩ