1

Lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ

Mặc dù rất hiếm nhưng mô niêm mạc tử cung có thể phát triển dọc theo vị trí vết mổ lấy thai ở bụng dưới.
Lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ Lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ

Nội dung chính của bài viết

  • Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nhưng điều này chủ yếu xảy ra trong những trường hợp lạc nội mạc tử cung nguyên phát.
  • Nếu đã từng sinh mổ một lần thì thường sẽ tiếp tục phải sinh bằng phương pháp này vào lần mang thai sau.
  • Những người đã từng bị lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này một lần nữa khi sinh con trong tương lai.
  • Vì vậy nên nếu đã từng bị trước đây và lại mang thai thì cần báo với bác sĩ để có biện pháp giảm nguy cơ.

Giới thiệu

Nội mạc tử cung hay niêm mạc tử cung là lớp mô bao phủ bề mặt bên trong của tử cung với vai trò là nơi mà trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào làm tổ rồi phát triển thành bào thai và duy trì thai kỳ cho đến khi sinh. Khi trứng không được thụ tinh thì lớp mô này sẽ tự bong ra và tạo thành hiện tượng ra máu kinh hàng tháng. Tuy nhiên, đôi khi mô niêm mạc tử cung lại có thể hình thành bên ngoài tử cung ở những nơi khác trong cơ thể và gây ra một tình trạng gọi là lạc nội mạc tử cung.

Một số nơi mà mô niêm mạc tử cung có thể phát triển gồm có:

  • Âm đạo
  • Buồng trứng
  • Ống dẫn trứng
  • Cổ tử cung
  • Ruột
  • Bàng quang

Mặc dù rất hiếm nhưng mô niêm mạc tử cung cũng có thể phát triển dọc theo vị trí vết mổ lấy thai ở bụng dưới. Điều này ít khi xảy ra nên thường bị chẩn đoán sai.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ

Triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung sau khi sinh mổ là nổi cục bất thường tại vị trí vết sẹo mổ lấy thai do sự tích tụ mô niêm mạc tử cung và gây đau đớn. Vùng mô niêm mạc tử cung hình thành “nhầm chỗ” này có thể chảy máu và kích thích các cơ quan trong ổ bụng, dẫn đến phản ứng viêm.

Vùng có khối mô niêm mạc tử cung tích tụ thường có màu đỏ hoặc thâm tím và thậm chí còn rỉ máu. Hiện tượng này khiến nhiều người nghĩ rằng vết mổ lâu lành hoặc bị sẹo lồi. Tuy nhiên, một số phụ nữ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài nổi cục ở vị trí vết mổ.

Mặc dù hình thành ở vị trí khác nhưng vùng mô này vẫn giữ nguyên đặc tính của mô niêm mạc tử cung, có nghĩa là cũng bong ra và chảy máu hàng tháng giống như mô ở bên trong tử cung. Điều này khiến cho vị trí vết mổ chảy máu nhiều hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt. Nhưng không phải phụ nữ nào bị lạc nội mạc tử cung ở vết sẹo mổ cũng đều gặp hiện tượng này vào kỳ kinh.

Những nguyên nhân khác

Hiện tượng nổi cục ở vị trí vết mổ lấy thai có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề khác không phải lạc nội mạc tử cung, ví dụ như:

  • Áp-xe
  • Ổ máu tụ
  • Thoát vị vết mổ
  • Khối u mô mềm
  • U hạt tại vết khâu

Tuy nhiên, vì cũng có khả năng là lạc nội mạc tử cung nên cần đến bệnh viện khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đau, chảy máu và nổi cục tại vết sẹo mổ để xác định chính xác vấn đề.

Lạc nội mạc tử cung nguyên phát và thứ phát

Lạc nội mạc tử cung được chia thành hai loại là lạc nội mạc tử cung nguyên phát và lạc nội mạc tử cung thứ phát. Đến nay, nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung nguyên phát vẫn chưa được xác định rõ còn lạc nội mạc tử cung thứ phát có thể là do một số nguyên nhân khác nhau gây nên. Lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ là một dạng lạc nội mạc tử cung thứ phát.

Đôi khi, sau một ca phẫu thuật ảnh hưởng đến tử cung, các tế bào niêm mạc tử cung có thể hình thành quanh vết mổ. Khi các tế bào này bắt đầu phát triển thì sẽ gây ra các triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Điều này có thể xảy ra sau các ca phẫu thuật như mổ lấy thai hay cắt tử cung.

Nguy cơ lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ

Khoảng 0.03 đến 1.7% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sau khi sinh mổ. Vì tình trạng này rất hiếm gặp nên các bác sĩ thường không chẩn đoán ngay. Có thể sẽ phải làm một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Đôi khi sẽ cần tiến hành phẫu thuật để lấy mẫu mô nghi là lạc nội mạc tử cung và phân tích mới có thể xác định chính xác vấn đề.

Việc bị cả lạc nội mạc tử cung nguyên phát và lạc nội mạc tử cung thứ phát sau phẫu thuật thậm chí còn hiếm gặp hơn. Mặc dù cả hai loại có thể xảy ra cùng một lúc nhưng xác suất là rất thấp.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ?

Phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung là lấy mẫu mô. Sau đó, mẫu mô này được phân tích dưới kính hiển vi để xem các tế bào có giống với các tế bào trong mô nội mạc tử cung hay không.

Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây nổi cục ở vị trí vết mổ. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng gồm có:

  • Chụp CT: Mô nội mạc tử cung hình thành ở những vị trí khác cũng thường có những vệt đặc trưng trông giống như mô ở bên trong tử cung.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy mô lạc nội mạc tử cung một cách rõ hơn
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được khối mô hình thành ở vết mổ là cứng hay mềm. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp siêu âm để loại trừ khả năng thoát vị.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng để loại trừ những nguyên nhân khác gây nổi cục tại vị trí vết mổ nhưng cách duy nhất để xác định chính xác lạc nội mạc tử cung là lấy mẫu mô xem có đúng là các tế bào nội mạc tử cung hay không

Điều trị lạc nội mạc tử cung sau sinh mổ

Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu chỉ có các triệu chứng nhẹ và/hoặc diện tích lạc nội mạc tử cung nhỏ thì có thể không cần đến các phương pháp điều trị xâm lấn mà chỉ cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen mỗi khi cảm thấy đau, khó chịu.

Phương pháp điều trị được chỉ định phổ biến cho các trường hợp lạc nội mạc tử cung nguyên phát là dùng thuốc, ví dụ như thuốc tránh thai. Các hormone trong thuốc tránh thai sẽ giúp giảm triệu chứng ra máu ồ ạt khi đến kỳ kinh của lạc nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, các loại thuốc thường không có tác dụng đối với lạc nội mạc tử cung quanh vết sẹo.

Trong những trường hợp này thì sẽ cần phải phẫu thuật để khắc phục. Bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng mô nội mạc tử cung ở vết sẹo kèm theo một vùng mô nhỏ xung quanh để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tế bào bất thường và tránh nguy cơ phát triển trở lại.

Sau phẫu thuật, khả năng lạc nội mạc tử cung tái phát là rất thấp. Trong những trường hợp đã từng phẫu thuật thì tỷ lệ tái phát chỉ là 4.3%.

Dù không phẫu thuật thì các triệu chứng đau đớn, khó chịu của lạc nội mạc tử cung cũng thường biến mất sau khi mãn kinh. Khi có tuổi, cơ thể sẽ không còn tạo ra nhiều estrogen nữa. Đây là hormone kích hoạt các cơn đau đớn và triệu chứng chảy máu ồ ạt của lạc nội mạc tử cung. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường không bị lạc nội mạc tử cung sau khi mãn kinh.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn nhận thấy vết sẹo sau khi sinh mổ bị đau thì nên đi khám. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hiện tượng này nên hãy theo dõi xem các triệu chứng có trở nên nặng hơn vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng hay không. Nếu có thì khả năng cao nguyên nhân là lạc nội mạc tử cung.

Nếu bị đau đớn dữ dội thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tử cung
Tin liên quan
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?

Mặc dù các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng có rất nhiều cách để giảm bớt các cơn đau.

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.

Lạc nội mạc tử cung ở cơ hoành là gì?
Lạc nội mạc tử cung ở cơ hoành là gì?

Lạc nội mạc tử cung ở cơ hoành là dạng ít gặp hơn nhiều so với các dạng lạc nội mạc tử cung khác.

Cắt đốt nội mạc tử cung được thực hiện như thế nào?
Cắt đốt nội mạc tử cung được thực hiện như thế nào?

Cắt đốt nội mạc tử cung là một trong những giải pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều (cường kinh) và không thể kiểm soát được bằng thuốc.

8 lời khuyên giúp phụ nữ dễ chịu hơn khi bị lạc nội mạc tử cung
8 lời khuyên giúp phụ nữ dễ chịu hơn khi bị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có triệu chứng điển hình là đau vùng chậu hay đau bụng dưới và thắt lưng, gây cản trở công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây