1

Danh sách những việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai

Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các nhiệm vụ trong tam cá nguyệt thứ hai, từ xem xét các lớp học cho bà bầu, đến làm sạch răng và tạo ra một danh sách quà tặng mong muốn (baby registry) cho bé.
Danh sách những việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai Danh sách những việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai
  • Việc cần làm trong tam cá nguyệt thứ hai

Tìm lớp tập luyện cho bà bầu

Nếu bạn chưa tập thể dục, bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu chương trình tập thể dục thường xuyên cho bà bầu. Tham gia một lớp học có thể tạo động lực cho bạn gắn bó với nó. Và nhiều phụ nữ thấy rằng các lớp tập thể dục cho bà bầu là một cách tuyệt vời để liên kết và nhận được sự hỗ trợ từ các bà bầu khác. Một số lựa chọn tốt bao gồm tập thể dục dưới nước, yoga hoặc Pilates cho bà bầu, đi bộ, hoặc một lớp khiêu vũ cho bà bầu. Tìm hiểu thêm về việc tập thể dục khi mang thai.

Tìm hiểu về các lần khám và xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn thường sẽ gặp bác sĩ của bạn bốn tuần một lần, trừ khi bạn gặp phải một tình trạng hoặc biến chứng đòi hỏi phải kiểm tra thường xuyên hơn. Bạn sẽ được xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ, và bạn sẽ được đề nghị xét nghiệm sàng lọc hoặc chọc dò ối để kiểm tra hội chứng Down cũng như các bất thường về nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền và khuyết tật ống thần kinh. Bạn cũng sẽ nhìn thấy con bạn khi siêu âm! Tìm hiểu xem bác sĩ của bạn sẽ làm gì trong mỗi lần khám và tìm hiểu thêm về xét nghiệm trước khi sinh.

Bắt đầu mua sắm quần áo bà bầu

Hầu hết các bà bầu trông giống như đang mang thai từ tuần thứ 12 - 18. Ngay cả khi bạn chưa thể hiện rõ là một bà bầu, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn trong quần áo dành cho bà bầu. Hãy nhớ rằng có lẽ bạn sẽ cần các loại quần áo khác nhau cho các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, vì vậy có thể mua một vài bộ mỗi lần và nhiều hơn khi bạn cần chúng. Xem 10 món đồ chính để giúp bạn trông thật phong cách vào bất kỳ dịp nào.

Quyết định thuê một huấn luyện viên chỉ đạo sinh chuyên nghiệp (Doula)

Đây là một huấn luyện viên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh. Cô ấy hỗ trợ cho bạn liên tục về tinh thần, cũng như các vấn đề chăm sóc sức khoẻ khác. Nếu bạn quan tâm đến việc thuê một doula, bạn nên bắt đầu tìm kiếm ngay cho mình trong tam cá nguyệt thứ hai. Tìm hiểu thêm về huấn luyện viên chỉ đạo sinh chuyên nghiệp.

Lên kế hoạch dành thời gian cho bản thân

Mặc dù cảm giác phấn khích về việc có con đang ngày một tăng lên nhưng hãy dành một chút thời gian để tận hưởng không gian không có em bé. Mua vé xem ca nhạc hoặc buổi trình diễn ( một số chuyên gia tư vấn đi xem các buổi hòa nhạc lớn trong thai kỳ), đi xem phim buổi đêm, ngồi hàng giờ trong cửa hàng yêu thích của mình hoặc một bữa ăn sáng chủ nhật thảnh thơi.

xa hoi

Không phải là bạn không thể làm những điều này sau khi sinh con mà chỉ là nếu làm bây giờ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn, ít phức tạp hơn vì thế hãy tận dụng khoảng thời gian này.

Bắt đầu dưỡng ẩm cho bụng

Thoa kem dưỡng da có thể không ngăn được các vết rạn và ngứa da nhưng có thể sẽ giảm ngứa. Tìm hiểu về rạn và ngứa da trong thai kỳ.

Rút ngắn danh sách tên em bé

Bây giờ có thể bạn đã có được một danh sách các tên yêu thích, hãy rút ngắn nó và cùng đối tác mình tìm ra một tên ưng ý:

Viết ra danh sách 10 cái tên yêu thích, và yêu cầu chồng mình cũng làm như vậy. Sau đó hãy trao đổi cho nhau và lần lượt gạch đi những cái tên mà mình không yêu thích trên dách sách của đối phương. Lần lượt làm như thế cho đến khi chọn ra được một cái tên cả hai cùng thích.

Quyết định xem bạn có muốn biết giới tính của bé không?

Biết luôn mình đang mang thai bé trai hay bé gái hay muốn đợi một bất ngờ lớn. Nếu sắp siêu âm, bạn cần quyết định xem có muốn biết giới tính của bé trước khi sinh hay không. Trong một cuộc thăm dò, có đến 85% bà mẹ cho biết họ muốn tìm hiểu giới tính của đứa trẻ trước khi sinh, trong khi phần còn lại muốn chờ đợi).

Lời khuyên: nếu bạn muốn giữ bí mật giới tính đứa bé, hãy báo cho bác sĩ biết đề phòng họ vô tình tiết lộ nó hoặc ghi trong kết quả siêu âm.

Ghi lại giấc mơ điên khùng khi mang thai của mình

Bạn có thể thấy cuộc sống trong mơ của mình rất sống động trong suốt thai kỳ. Có lẽ vì bạn liên tục làm gián đoạn giấc mơ khi phải thức dậy để vào toilet hoặc phải đối phó với chứng ợ nóng, chuột rút, chân không yên hoặc đau lưng, hay chuyển sang tư thế nằm khác thoải mái hơn. Tỉnh dậy sau giấc ngủ mơ màng sẽ khiến bạn có nhiều khả năng nhớ những gì xảy ra trong giấc mơ hơn. Tìm hiểu thêm về giải mã giấc mơ khi mang thai.

Kiểm tra nhẫn của mình

Thường thì bạn sẽ bị sưng phù ở ngón tay khi thai kỳ tiến triển. Nếu nhẫn của bạn không còn thoài mái, hãy tháo nó ra trước khi nó bị mắc kẹt ở đó. Nếu bạn không muốn tách rời nhẫn cưới của mình, hãy xuôn nó vào một chiếc vòng đeo cổ.

Cân nhắc đi trăng mật thai kỳ

Bây giờ bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai, có thể bạn sẽ không bị ốm nghén, có nhiều năng lượng hơn, và cảm thấy giống như mình trước khi mang thai hơn. Thật không may, tam cá nguyệt thứ ba thường mang lại những cảm giác mệt mỏi mới, vì vậy bây giờ là thời gian hoàn hảo để có một chuyến đi cuối cùng trước khi sinh bé. Tìm hiểu về những điều cần biết để có một trăng mật thai kỳ hoàn hảo.

Nghĩ về việc tắm cho bé

Bạn có thể xắp xếp nhờ người tắm cho bé trong thời gian đầu sau sinh. Ghi ra mong muốn của mình cũng như danh sách những người nhờ giúp đỡ.

Tránh các hoạt động không an toàn

Tránh chơi thể thao hoặc các hoạt động có nguy cơ bị ngã hoặc gây chấn thương vùng bụng. Điều đó có nghĩa là những hoạt động như lướt sóng, các trò chơi thể thao kết nối, trượt tuyết, trượt tuyết đổ dốc và thậm chí là một số chuyến đi công viên giải trí cũng cần hạn chế. Và lặn biển là hoạt động nghiêm cấm.

Viết thư cho con

Đây có thể là một lưu niệm tuyệt vời để chia sẻ với con của bạn sau này. Hãy viết theo trái tim và cảm hứng của bạn. Nếu cần hãy cân nhắc viết về một ngày tuyệt vời của bạn với bé, các bạn sẽ làm những gì, mong muốn của bạn dành cho bé, bạn sẽ trở thành bà mẹ như nào, hoặc đối với bạn một bà mẹ như nào được coi là người mẹ tốt. Nếu không viết cho con, hãy xắp xếp những bức ảnh ghép để làm lưu niệm về thai kỳ của mình.

Sắp xếp lại nhà của mình

Bản năng “làm tổ” của bạn lúc này có thể sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngoài việc xắp xếp tủ quần áo của bạn và chuẩn bị sẵn không gian cho bé, hãy kiểm tra những thứ bạn muốn sửa quanh nhà trước khi bé đến. Hãy để chồng hoặc ai đó phụ giúp những việc nguy hiểm, bạn không nên bị phơi nhiễm các chất hóa học, dịch chuyển đồ nội thất hoặc leo thang.

Dành thời gian cho bạn đời của mình

Cùng với việc dành thời gian cho bé sắp chào đời, hãy dành thời gian kết nối với bạn đời, ôn lại kỷ niệm với anh ấy. Một vài ý tưởng: bạn có thể viết ra những gì yêu thích về nhau,mô tả tại sao bạn lại nghĩ đối phương sẽ là một người cha/mẹ tuyệt vời hoặc đơn giản chỉ cần nắm tay nhau đi dạo. Hãy cố gắng làm điều gì đó mỗi tuần để anh ấy thấy được tầm quan trọng trong cuộc đời bạn, nhà tâm lý học Diane Sanford nói.

Ăn uống lành mạnh

Trong tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết phụ nữ cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày. Đây là một cách để tính lượng calo: Tạo một biểu đồ đơn giản các nhóm thực phẩm cơ bản và dính nó trên tủ lạnh của bạn. Vào cuối ngày, hãy đánh dấu vào những gì bạn đã ăn. Đối với bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ củ, hãy chọn một thứ gì đó để bù đắp bất cứ thứ gì thiếu vào ngày hôm đó - sữa chua (hoặc một bát kem) nếu bạn cần thêm sữa hoặc cam nếu bạn cần thêm trái cây.

  • Những điều cần làm trong cả 3 tam cá nguyệt

Uống nước

Trong thời gian mang thai, bạn cần khoảng 10 ly 220ml chất lỏng mỗi ngày cộng với thêm 220ml cho mỗi giờ hoạt động ngoài trời nắng. Mỗi người phụ nữ mỗi khác, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn uống ít hơn hoặc cần ít hơn. Hãy để mắt đến màu nước tiểu của mình - nếu màu vàng đậm hoặc có vẩn, bạn cần uống nhiều hơn. Nước trong có màu vàng trong hoặc vàng nhạt nghĩa là bạn đã uống đủ nước.

Thực hiện một vài động tác căng cơ

Căng cơ giúp tăng tính linh hoạt, tránh cơ bắp bị thắt chặt, khiến bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Tìm hiểu những động tác căng cơ nhẹ nhàng trong thai kỳ.

cang co

Lẩn tránh để nạp thêm năng lượng cho thai kỳ

Nếu mệt mỏi và cảm thấy khó có thể qua ngày, hãy tự “hồi sinh” mình với 15 phút lẩn tránh. Nếu đang ở văn phòng làm việc, hãy tìm một nơi có thể “trốn thoát” (đóng cửa phòng, vào phòng họp, thậm chí ngồi trong xe) và đặt báo thức ở điện thoại.

Chuẩn bị các gói đồ ăn nhẹ lành mạnh

Khi cơn đói tấn công, các gói đồ chuẩn bị sẵn đầy dinh dưỡng để trong bàn làm việc hoặc trong xe sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua. Nếu đang bị chứng ốm nghén thì một món ăn nhẹ như bánh quy cũng có thể hữu ích.

Ghi lại những kỷ niệm khi mang thai của bạn

Ghi lại những câu chuyện thú vị khi mang thai mà bạn muốn chia sẻ với con mình một ngày nào đó sau này

Theo dõi cân nặng

Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng thai kỳ của bạn để đảm bảo bạn đang ở mức cân nặng lành mạnh và đạt được tốc độ tăng cân phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ tính tăng cân khi mang thai để tiện theo dõi.

Tự thưởng cho bản thân

Hãy đi xem phim, ăn tối, đi dạo hoặc làm những việc mà bạn thích. Bạn hoàn toàn xứng đáng – mang thai là một công việc hết sức khó khăn.

Trò chuyện với bạn bè

Thai nghén là quá trình hỗn độn những cảm xúc. Hãy giải tỏa cho mình bằng cách chia sẻ nỗi sợ hãi, hy vọng và sự phấn khích của mình với một người bạn hoặc một người mẹ tương lai nào đó. Có thể bạn sẽ muốn xem danh sách những vấn đề không cần lo lắng sợ hãi khi mang thai.

Biết được những dấu hiệu cảnh báo

Tìm hiểu những dấu hiệu về các triệu chứng không ổn trong thai kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần gọi cho bác sĩ ngay.

Chụp ảnh bụng

Đây là một cách tuyệt vời để khi lại khoảnh khắc lớn dần của bụng bạn. Hãy tạo ra một bộ sưu tập ảnh bụng trong quá trình mang thai.

Quan hệ tình dục nếu bạn cảm thấy hứng thú

Nếu cảm thấy hứng thú và không có bất kỳ biến chứng thai kỳ nào khiến quan hệ tình dục dẫn đến nguy hiểm, thì hãy tiến hành, - bạn sẽ không làm đau bé. Tìm hiểu thêm về tình dục trong thai kỳ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: can lam khi mang thai
Tin liên quan
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Thai kỳ mệt mỏi: Phát chán với việc mang thai
Thai kỳ mệt mỏi: Phát chán với việc mang thai

Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (và một số thậm chí còn sớm hơn).

Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ nhất
Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ nhất

Đầu tiên bạn sinh ra …chồng mình. Sau đó bạn chạy trốn nhanh chóng trong một cái xe buýt. Cuối cùng bạn bị nhấn chìm bởi một làn sóng thủy triều. Một số hình ảnh giấc mơ thường xuất hiện ở những giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để xem những giấc mơ có thể nói lên điều gì, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất và những giải mã về chúng.

Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai
Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai

Bạn sinh là một con mèo con. Sau đó bạn ngủ với bạn trai hồi trung học. Bây giờ bạn đang cố gắng bỏ trốn thật nhanh nhưng lại có quá nhiều túi không thể tự xách đi một mình. Một số hình ảnh giấc mơ thường xuất hiện ở những giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để xem những giấc mơ có thể nói lên điều gì, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong ba tháng giữa thai kỳ và những giải mã về chúng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1087 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  462 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  493 lượt xem

Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?

Buồng trứng đa nang có ảnh hưởng tới việc mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  435 lượt xem

Đi khám phụ khoa, siêu âm đầu dò, em phát hiện ra mình bị buồng trứng đa nang 2 bên, niêm mạc dày. Bs cho thuốc Inositol và tư vấn nên dùng từ 2 đến 3 lọ rồi sau đó, nếu quan hệ thả (trong vòng 6 tháng) mà không có thai thì sẽ phải điều trị. Hiện tại, em đã uống hết 1 lọ và định mua thêm lọ thứ 2 về dùng. Nhưng bạn thân của chị em (là bác sĩ sản khoa) thì lại khuyên không nên dùng nữa vì đó chỉ là thực phẩm chức năng. Mong bs tư vấn cho em hiểu thêm về buồng trứng đa nang (PCOS) với ạ?

Nguy cơ của việc dùng thuốc, khi không biết đã mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  481 lượt xem

Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây