So sánh hai loại răng sứ hiện nay
1. Răng sứ kim loại thường
Răng sứ kim loại thường là loại sứ được ứng dụng đầu tiên trong dịch vụ răng sứ thẩm mỹ. Loại răng này có phần khung sườn bên trong được làm từ hợp kim như Niken – Crom, Crom – Coban, Titan,… và lớp sứ bên ngoài được cấu tạo từ vật liệu sứ, giúp duy trì hình dáng và màu sắc thẩm mỹ như răng thật.
Ưu điểm:
-Cải thiện các vấn đề răng sứt mẻ, sâu răng nặng.
-Độ bền chắc tương đương răng thật.
-Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
-Chi phí tương đối thấp, có thể coi là thấp nhất nếu so sánh với các loại răng sứ khác. Xem thêm bọc răng sứ
Nhược điểm:
-Dễ bị oxy hóa trong môi trường nhiều axit như khoang miệng.
-Có thể bị đổi màu răng và đen cổ răng sát viền nướu.
-Yếu tố thẩm mỹ không tốt, có màu hơi đục và có thể bị lộ ánh kim loại khi đèn chiếu qua.
-Không sử dụng cho bệnh nhân dị ứng kim loại, có thể gây kích ứng.
2. Răng sứ titan
Răng sứ titan gồm 2 phần là khung sườn có chất liệu hợp kim titan, bên ngoài là một lớp men sứ. Tuy nhiên vì yếu tố thẩm mỹ không quá tốt nên loại này thường được sử dụng để phục hình răng hàm, khu vực bên trong khoang miệng là chính.
Ưu điểm:
-Nhẹ, khó bị oxi hóa trong khoang miệng
-Độ chịu lực tốt, ăn nhai thoải mái như răng thật
-Lành tính với cơ thể
-Có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm:
-Độ bền thấp: thường chỉ từ 5 - 7 năm
-Dễ bị đen viền nướu
-Yếu tố thẩm mỹ không cao (so với răng toàn sứ)
3. Răng sứ kim loại quý
Răng sứ kim loại quý được thiết kế gồm phần sườn là khung/ hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin... và bên ngoài được phủ một lớp sứ 2 phần với phần sườn được làm từ một loại kim loại quý hoặc một hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin hay palladium…và phần vỏ được phủ bằng những lớp sứ để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Ưu điểm:
-Độ bền cao, nếu sử dụng và biết chăm sóc hợp lý, răng có thể sử dụng hơn 25 năm.
-Có độ cứng tốt hơn, khả năng chịu lực, ăn nhai tốt.
-Không bị oxi hóa bởi nước bọt, tương thích tốt với nướu
-Màu sắc tự nhiên, gần giống với răng thật, hạn chế đổi màu răng.
Vàng có tính sát khuẩn nên răng sứ kim loại quý có tác dụng chống viêm nhiễm tốt.
Nhược điểm:
-Giá thành khá cao, không cố định, phụ thuộc vào giá các chất liệu đó trên thị trường.
-Răng sứ kim loại quý sử dụng vật liệu quý hiếm, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chỉ các phòng nha lớn mới thực hiện dịch vụ này.
4. Răng toàn sứ
Răng toàn sứ được tạo nên hoàn toàn bằng sứ, không sử dụng chất liệu kim loại trong thành phần cấu tạo. Nổi bật nhất hiện nay là răng sứ Cercon được thiết kế bởi công nghệ CAD - CAM, một trong những loại răng sứ tối ưu và được đánh giá cao bởi các chuyên gia.
Ưu điểm:
-Tính thẩm mỹ được đánh giá cao: màu sắc tự nhiên như răng thật, trong và bóng.
-Độ bền cao, có thể tới hàng chục năm
-Được đo đạc chính xác bằng công nghệ hiện đại
-Không xuất hiện hiện tượng đen viền lợi hay có khe hở.
-Có tính chịu nhiệt tốt, có thể bảo vệ răng thật khỏi đồ ăn quá lạnh, quá nóng, giảm tình trạng ê buốt, nhạy cảm.
-Thường được lựa chọn để bọc răng sứ.
-Lành tính, không gây kích ứng
Nhược điểm:
-Chi phí răng toàn sứ có thể coi là cao, có khi là cao nhất trong tất cả các loại.
-Để thiết kế răng toàn sứ hoàn chỉnh, yêu cầu phải có công nghệ chế tạo răng hiện đại.
-Bác sỹ thực hiện cần có tay nghề cao vì các khâu thực hiện rất phức tạp và tỉ mỉ.
5. Miếng dán sứ Veneer
Miếng dán sứ Veneer/ mặt dán sứ là một kỹ thuật phục hình thẩm mỹ bảo tồn răng thật rất phổ biến tại Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên quá trình thực hiện khá phức tạp và đòi hỏi bác sĩ có tay nghề tốt nên phương pháp này chưa quá phổ biến tại Việt Nam.
Là kỹ thuật tiên tiến trong nha khoa thẩm mỹ, dán sứ Veneer có ưu điểm nổi bật là không cần mài răng thật quá nhiều, mặt dán sứ chỉ tác động ở mặt ngoài của răng. Các khách hàng mong muốn giảm thiểu tối đa các xâm lấn răng thật có thể lựa chọn phương pháp này.
Tuy nhiên, mặt dán sứ có độ bền không cao, dễ bị rơi nếu người dùng nhai cắn mạnh. Ngoài ra giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp cũng là những yếu tố khiến miếng dán sứ Veneer chưa quá được ưa chuộng.
So sánh hút mỡ bằng laser SmartLipo so với hút mỡ truyền thống, nên thực hiện quy trình nào
Tôi đang phân vân giữa hút mỡ bằng laser Smartlipo và hút mỡ truyền thống. Tôi muốn đạt được kết quả tốt nhất và loại bỏ được nhiều mỡ. Tôi là cao 1m55 và nặng 67kg. Tôi lo lắng về việc phải gây mê khi thực hiện các quy trình này. Tôi nghe nói rằng tôi có thể loại bỏ nhiều mỡ hơn bằng phương pháp truyền thống? Bên cạnh đó, tôi muốn loại bỏ mỡ nhanh chóng. Có đúng là mỡ có thể quay trở lại nhanh chóng trên khu vực đã được điều trị?
Màu sắc của răng sứ hiện nay trắng hơn so với cách đây 20 năm?
Tôi được biết là răng sứ không bị ngả màu nhưng ở đa số các bức ảnh mà tôi xem thì các răng sứ cũ đều được thay thế bằng răng sứ mới có màu trắng hơn hẳn. Đó là do răng sứ được sản xuất bây giờ có màu trắng hơn răng sứ trước kia hay là do răng sứ cũ bị ngả màu?
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
Mài men răng để loại bỏ vùng tam giác ở khe răng có làm răng yếu đi không?
Còn một tuần nữa là tôi có thể tháo niềng răng. Răng tôi hiện tại đã rất hoàn hảo nhưng lại có những vùng hình tam giác xuất hiện ở giữa răng và lợi. Bác sĩ nha khoa thẩm mỹ khuyên tôi nên mài bỏ một phần men răng, sau đó đóng khoảng cách giữa các răng để loại bỏ những vùng tam giác này. Tôi muốn biết liệu việc này có làm cho răng yếu đi và nhạy cảm không?
Sau niềng răng Invisalign nên dùng loại hàm duy trì nào?
Tôi được biết là sau khi kết thúc quá trình niềng răng trong suốt ivisalign, tôi sẽ cần dùng hàm duy trì và đó thường là loại hàm bằng nhựa trong, trông giống như niềng Invisalign. Nhưng tôi thấy có ý kiến cho rằng hàm kim loại Hawley là tốt nhất. Vậy tôi có thể yêu cầu bác sĩ cho dùng hàm duy trì bằng kim loại thay vì hàm nhựa trong không?
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Nếu mới bắt đầu hành trình niềng răng thì bạn nên đọc bài viết này để hiểu những lý do tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại.
Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.
Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.