Mài men răng để loại bỏ vùng tam giác ở khe răng có làm răng yếu đi không?
Lời khuyên mà bác sĩ đưa ra là hoàn toàn chính xác. Vùng tam giác giữa các răng có thể được loại bỏ hoặc thu nhỏ lại bằng cách giảm diện tích tiếp xúc giữa các răng, cụ thể là mài đi một phần nhỏ men răng ở vị trí tiếp xúc của các răng và sau đó, đóng các khe hở lại bằng phương pháp niềng răng.
Việc mài men răng này sẽ không khiến cho cấu trúc răng bị yếu đi, nhạy cảm và cũng không làm tăng nguy cơ sâu răng bởi bác sĩ sẽ mài đi không quá ¼ độ dày của men răng.
Vùng tam giác có thể xuất hiện giữa các răng vì một số lý do như: răng có hình dạng tam giác, bệnh về lợi khiến cho mô lợi giữa các răng bị mất đi hoặc do chân răng nằm cách xa nhau.
Nếu như răng có hình tam giác thì cách khắc phục là mài đi một phần men răng nhỏ ở thân răng, sau đó tiếp tục đeo niềng để đóng khoảng cách giữa các răng.
Nếu như mô lợi bị mất thì đầu tiên cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề này và tiến hành điều trị, nếu không thì sau khi khắc phục được những vùng tam giác, chúng sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại. Mô lợi có thể bị mất do việc vệ sinh răng quá mạnh, đặc biệt là khi dùng bàn chải điện và chỉ nha khoa hoặc do vấn đề về khớp cắn, đặc biệt là khi răng cửa hàm trên va vào răng hàm dưới quá mạnh khi bạn cắn.
Nếu như chân răng cách xa nhau thì niềng răng sẽ giúp chúng dịch chuyển lại sát nhau hơn nhưng đôi khi điều này sẽ không có tác dụng do khớp cắn.
Phương pháp mài men răng sẽ giúp loại bỏ những vùng tam giác ở giữa các răng. Và trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần biết những điều sau:
- Khi mài men răng, răng có thể sẽ trở nên nhạy cảm nhưng chỉ khi men răng bị mài đi quá nhiều. Khi mài đi không quá 0.5mm men răng thì sẽ không có vấn đề gì.
- Vấn đề lớn hơn cần quan tâm là bằng việc thu hẹp răng, bạn sẽ cần dịch chuyển các răng lại với nhau để đóng khe hở. Việc này có thể sẽ làm giảm khoảng trống dành cho lưỡi, làm thay đổi khuôn mặt, “khóa” khớp cắn, làm cho hàm dưới nằm bên trong hàm trên. Nếu như răng bị thụt vào quá nhiều thì toàn bộ hàm sẽ bị đẩy vào trong, ảnh hưởng đến sự hô hấp.
- Việc “khóa” hàm dưới có thể dẫn đến chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).
Tuy nhiên, mài men răng là một biện pháp cần thiết để khắc phục những vùng tam giác ở giữa khe răng. Và dưới đây là những điều có thể giúp bạn thấy an tâm hơn.
Nếu như bạn có cơ hội xem hộp sọ của người tiền sử thì bạn sẽ thấy rằng họ không chỉ có nhiều răng mà răng còn vuông và thẳng hàng hơn so với chúng ta bây giờ. Lí do là bởi hiện nay thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày chủ yếu là các loại thực phẩm mềm trong khi ngày xưa, người tiền sử ăn chủ yếu các loại đồ cứng như hạt cây. Lợi dụng điều này, phương pháp mài kẽ răng đã ra đời. Vì răng chúng ta có một lớp men răng dày khoảng vài mm và phương pháp này chỉ lấy đi một phần rất nhỏ men răng nên sẽ không gây hại đến cấu trúc răng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cho việc vệ sinh răng trở nên dễ dàng hơn vì thức ăn không còn mắc kẹt lại ở những vùng tam giác và hạn chế được sự hình thành của mảng bám. Hơn nữa, sau khi tiến hành mài kẽ răng, hiệu quả của quá trình niềng răng cũng sẽ ổn định hơn do diện tích tiếp xúc giữa các răng trở nên rộng hơn nhiều so với một điểm nhỏ như trước kia.
Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng việc mài kẽ răng còn giúp loại bỏ đi những phần men răng bị suy yếu (do axit tấn công) và để lộ ra phần men răng cứng để bảo vệ răng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì dùng kem đánh răng có chứa fluoride để giữ răng chắc khỏe.
Cuối cùng, nếu như không khắc phục thì sau này, những vùng tam giác sẽ trở nên to ra và khó giải quyết hơn.
Một phần nhỏ men răng ở hai bên của một số răng cửa sẽ cần được loại bỏ đi để thu hẹp vùng tam giác giữa các răng. Đây là cách giải quyết đơn giản nhất dành cho vấn đề rất phổ biến này. Phương pháp này chỉ mài đi một lượng men răng rất nhỏ và sau đó, bề mặt mài sẽ được đánh bóng lại. Hơn nữa, chỉ cần bạn chăm sóc răng đúng cách thì răng sẽ không trở nên nhạy cảm hay dễ bị sâu răng dù đã được mài men răng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hai điều dưới đây
- Cần chăm sóc vùng răng được mài bằng gel, nước xúc miệng chứa fluoride.
- Quá trình niềng răng của bạn có thể sẽ kéo dài thêm một vài tháng nhưng đây là điều cần thiết để có được một kết quả hoàn hảo.
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 6 trả lời
- 12208 lượt xem
Răng khấp khểnh thì nên chọn niềng kim loại hay niềng trong suốt Invisalign?
Cả hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị khấp khểnh. Các răng cửa hàm trên còn nhô về phía trước so với hàm dưới (hình như là bị vẩu). Răng cửa giữa hàm dưới mọc hơi dài quá nên lúc cắn, hai răng này đâm vào phía sau răng cửa ở hàm trên. Ngoài ra, đường midline ở hai hàm cũng không thẳng nhau. Tôi không muốn phải đeo niềng kim loại nhưng giá niềng Invisalign lại đắt quá. Vậy tôi nên chọn loại niềng nào là tốt nhất?
- 1 trả lời
- 2605 lượt xem
Niềng răng kim loại có sửa được đường midline bị lệch và khớp cắn sâu không?
Tôi đã niềng răng bằng niềng Invisalign 2 năm trước nhưng vẫn không hài lòng lắm vì có cảm giác hai răng cửa vẫn chưa được thẳng, khớp cắn sâu và đường midline vẫn bị lệch. Liệu bây giờ tôi niềng lại bằng niềng kim loại thì có khắc phục được không?
- 1 trả lời
- 2061 lượt xem
Phân vân niềng răng mắc cài sứ và mắc cài kim loại điều trị răng hô vẩu
Em năm nay 25 tuổi muốn niềng để cải thiện tình trạng răng hô. Vì công việc của em phải tiếp xúc với nhiều người nên em đang phân vân giữa mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Các bác sĩ có thể tư vấn được không ạ?
- 1 trả lời
- 1493 lượt xem
Răng cửa quá thưa thế này thì nên chọn niềng kim loại hay niềng Invisalign?
Răng cửa hàm trên và hàm dưới của tôi đều bị thưa như trên ảnh và ngoài ra tôi còn có tật đẩy lưỡi nữa thì nên niềng răng bằng niềng mắc cài hay niềng Invisalign?
- 1 trả lời
- 969 lượt xem
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy đắn đo khi phải lựa chọn giữa niềng kim loại truyền thống và niềng không mắc cài Invisalign vì cả đều cho ra kết quả cuối cùng tương đương nhau.
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
Nếu mới bắt đầu hành trình niềng răng thì bạn nên đọc bài viết này để hiểu những lý do tại sao cần giữ sạch niềng răng kim loại.
Niềng kim loại và niềng trong suốt Invisalign là những khí cụ nha khoa được dùng để nắn chỉnh răng và hàm dành cho mọi lứa tuổi, từ 7 đến 70 tuổi. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhóm đối tượng lại phù hợp nhất với một loại niềng khác nhau.
Vì một vài lý do như bất tiện hoặc không muốn người khác biết mình đang niềng răng mà nhiều người không muốn phải đeo niềng kim loại thông thường và có nhu cầu tìm đến các lựa chọn thay thế.