NHỔ RĂNG SỐ 4 KHI NIỀNG – CÓ ĐÁNG LO NHƯ BẠN NGHĨ?


Một trong những câu hỏi phổ biến mà bác sĩ thường nhận được là:
“Tại sao phải nhổ răng khi niềng? Có bắt buộc không?”
Trên thực tế, việc nhổ răng – đặc biệt là răng số 4 – là một bước can thiệp được cân nhắc rất kỹ càng và chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Tại sao lại chọn nhổ răng số 4?
Giải phóng không gian cho răng dịch chuyển: Trong các trường hợp răng mọc chen chúc, cung hàm hẹp, nhổ răng số 4 giúp tạo khoảng trống để đưa các răng về đúng vị trí, sắp xếp thẳng hàng.
Hạn chế nhô môi – cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt: Nhiều người có tình trạng “môi hô giả” do răng chen chúc, sau khi nhổ răng và chỉnh nha sẽ thấy khuôn mặt hài hòa hơn, góc nghiêng mềm mại hơn.
Giữ lại các răng quan trọng: Răng số 4 nằm giữa cung hàm và không tham gia quá nhiều vào chức năng ăn nhai, nên được ưu tiên chọn để bảo tồn các răng hàm lớn phía sau.
Vậy có bắt buộc phải nhổ răng không?
Không phải tất cả các ca chỉnh nha đều cần nhổ răng. Quyết định này phụ thuộc vào:
- Mức độ chen chúc răng
- Tương quan giữa hàm trên và hàm dưới
- Mong muốn thẩm mỹ và kết quả cuối cùng của khách hàng
Tại Nha khoa ATHENA, mỗi kế hoạch điều trị đều được lên chi tiết bằng phần mềm mô phỏng 3D, giúp khách hàng hiểu rõ trước khi quyết định.
Điều quan trọng nhất là được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn – để đảm bảo quá trình niềng diễn ra an toàn, chính xác và không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng.
Đặt lịch khám ngay hôm nay để được:
Khám chuyên sâu và chụp phim
Đo lường không gian răng bằng công nghệ iTero 5D
Phân tích có cần nhổ răng hay không dựa trên từng cá nhân
Inbox để được tư vấn ngay – đừng để nỗi lo “nhổ răng” ngăn cản bạn sở hữu nụ cười đẹp!





Hạt attachement bị rơi ra khi đang niềng răng phải làm sao?
hôm nay là ngày thứ 2 tôi đeo niềng răng trong suốt. Sáng nay trong lúc tôi gỡ khay niềng răng thì nút attachement trên răng cửa của tôi bị rơi ra. Xin bác sĩ cho biết tôi phải làm sao? Em hiện tại ở khay số 0 ạ
Đang niềng răng nhưng đổi phòng khám được không?
Em đang niềng răng và đã trả tiền hơn phân nửa. Nhưng vì e không thích cách chăm sóc và thái độ của chổ này nên em muốn đổi phòng khám khác. Không biết như vậy có được không ạ?
Em đang trong giai đoạn niềng răng và có ý định tiêm botox thon gọn hàm, cho em hỏi tiêm gọn hàm có ảnh hưởng gì đến quá trình niềng răng không? em cảm ơn bác sĩ.
Tiêm botox gọn hàm và niềng răng
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?







Nhiều phụ nữ muốn tranh thủ thời gian mang bầu để niềng răng nhưng lại băn khoăn không biết điều này có ảnh hưởng gì hay không. Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc phổ biến.

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.