KHỚP CẮN NGƯỢC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!
Khớp cắn ngược (Móm) là tình trạng sai lệch khớp cắn trong đó hàm dưới nhô ra trước so với hàm trên, khiến các răng cửa dưới nằm trước răng cửa trên khi cắn lại.
Có nhiều nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược, phổ biến bao gồm:
Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu các thành viên trong gia đình có khớp cắn ngược thì con cháu cũng dễ gặp tình trạng tương tự.
Xương hàm phát triển bất thường: Hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên kém phát triển có thể dẫn đến tình trạng móm.
Sự phát triển của răng: Việc mất răng sữa quá sớm hoặc mọc răng vĩnh viễn trễ có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp các răng, gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn.
Thói quen xấu từ nhỏ: Thở bằng miệng, cắn môi trên, mút ngón tay, đẩy lưỡi, sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả lâu dài cũng có thể gây nên tình trạng khớp cắn ngược.
Khớp cắn ngược ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, khả năng phát âm, vệ sinh răng miệng, và thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về khớp thái dương hàm.
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục khớp cắn ngược. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đến nha khoa Viet Smile để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, giúp đạt kết quả tối ưu. Inbox để nhận tư vấn miễn phí!
Cách điều trị khớp cắn ngược?
Em bị khớp cắn ngược từ nhỏ. Hồi 8 tuổi em có dùng headgear nhưng được một thời gian thì bị hỏng mà em cũng không thay mới nên vẫn chưa điều trị được. Giờ em phải làm thế nào?
Làm sao để biết có bị khớp cắn sâu hay không và cách điều trị?
Làm sao để tôi biết mình có bị khớp cắn sâu hay không và nếu bị thì có cách nào để điều trị?
Những điều nên làm giữa những lần triệt lông vĩnh viễn bằng laser ?
Bác sĩ nói thời gian giãn cách giữa những lần triệt lông bằng laser từ 4-8 tuần. Vậy giữa khoảng thời gian đó tôi nên làm gì và không nên làm gì ?
Tại sao sau điều trị Coolsculpting có người chỉ hơi đau, nhưng có người bị cơn đau dữ dội?
Nhiều người đã thực hiện điều trị Coolsculpting rồi và tại sao một số người chỉ thấy hơi đau, một số người lại gặp các cơn đau dữ dội?
Tôi đã mổ được 17 ngày nhưng hai bên quầng vú lành lại khác nhau, điều này có bình thường không?
Tôi đang rất lo, sau khi mổ được 17 ngày, một bên quầng vú trông gần như đã lành, nhưng bên còn lại vẫn còn rỉ máu một chút, hôm nay tôi mới tháo băng. Không biết chúng có đang lành lại bình thường không. Tôi có nên tiếp tục băng vào không? Như tôi tìm hiểu thì người ta còn băng trong nhiều tháng. Tôi cũng nghe nói không được bôi thuốc mỡ vào. Tôi chỉ muốn biết liệu nó có lành đẹp lại không và liệu có để lại sẹo xấu không?
Khớp cắn ngược là một tình trạng nha khoa ít phổ biến. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ.
Trong nhiều năm những phụ nữ quan tâm đến nâng ngực chỉ có hai lựa chọn là túi nước muối hoặc túi gel silicon truyền thống.
Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.
Nâng ngực là quy trình phẫu thuật phổ biến thứ hai được thực hiện tại Mỹ vào năm ngoái. 80% túi độn nâng ngực được sử dụng là gel silicon và 20% còn lại là túi nước muối ( túi nước biển).
Một trong những vấn đề ít được để ý nhất khi bị mụn trứng cá là hiện tượng tăng sắc tố da (hyperpigmentation) - hay sự hình thành các vết thâm màu nâu trên da sau khi hết mụn.