1

Trẻ rụng tóc vành khăn, răng mọc chậm có phải bổ sung canxi không?

Thứ ba - 25/07/2023 14:19
Trẻ bị rụng tóc vành khăn hay răng mọc chậm có phải do thiếu canxi không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Cùng lắng nghe BS Trần Đồng – BV Sản Nhi – Vĩnh Phúc giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Trẻ rụng tóc vành khăn, răng mọc chậm có phải bổ sung canxi không?

Rụng tóc vành khăn là do đâu? Có cần phải bổ sung canxi không?

Trẻ nhỏ hay bị rụng tóc thành một vệt ở sau đầu, vùng chẩm nhìn như một vành khăn ôm lấy đầu của bé. Thực tế 2 lý do chính sau đây mới là nguyên nhân phổ biến nhất:

Suy giảm nội tiết: Nội tiết tố nữ của mẹ có trong con từ thời kỳ bào thai giảm nhanh chóng khiến nang tóc nhanh chóng chuyển sang giai đoạn ngừng tăng trưởng và thoái hóa gây rụng tóc, loại hormone này cũng giảm nhanh ở mẹ sau sinh nên chiều mẹ cũng hay bị rụng tóc sau sinh. Sau khi sinh, rời khỏi môi trường quen thuộc cũng khiến trẻ bị stress và rụng tóc nhiều hơn.

Do ma sát: Rụng tóc vành khăn hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, đạt đỉnh lúc 3 tháng tuổi là thời gian mà trẻ chủ yếu nằm, vùng chẩm ma sát nhiều xuống giường, nệm cũi… khiến các sợi tóc đang ở giai đoạn ngừng tăng trưởng và thoái hóa, càng nhanh gãy rụng.

Một số em bé không nhìn thấy vành khăn thường là do quá trình rụng và mọc tóc đồng thời với tốc độ gần như nhau nên không có sự khác biệt nhiều.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ em không thường do thiếu hụt canxi. Thiếu hụt canxi thực sự rất hiếm ở trẻ em, và rụng tóc không phải là triệu chứng chính của thiếu hụt canxi. Rụng tóc vành khăn thường không liên quan trực tiếp đến việc bổ sung canxi. Trẻ thường được cung cấp vitamin D đầy đủ, rất hiếm khi thiếu canxi đến mức có các triệu chứng rụng tóc. Ngoài ra, sữa có hàm lượng canxi cao đủ nhu cầu của bé do đó không nhất thiết phải bổ sung canxi.

Trẻ mọc răng muộn có phải do thiếu hụt canxi?

Thiếu hụt canxi thường không phải là nguyên nhân chính gây trẻ mọc răng muộn. Mọc răng muộn ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố khác nhau, và thời gian mọc răng có thể khác nhau giữa từng trẻ.

cham moc rang tre
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị chậm mọc răng

Một số nguyên nhân chính gây trẻ mọc răng muộn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Thời gian mọc răng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ.

  • Sức khỏe tổng thể: Tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng. Nếu trẻ đang bị bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe, thời gian mọc răng có thể bị trì hoãn.

  • Cân nặng và chiều cao: Trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn trung bình có thể mọc răng muộn hơn.

  • Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh celiac và bệnh lý giảm đốm răng có thể ảnh hưởng đến mọc răng của trẻ.

Thiếu hụt canxi cũng có thể là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mọc răng của trẻ, nhưng điều này thường xảy ra trong trường hợp thiếu hụt canxi nghiêm trọng và kéo dài, không phải là nguyên nhân phổ biến gây mọc răng muộn.

Trẻ chưa mọc răng khi được 16 -18 tháng mới bị chậm mọc răng, ngoài ra trẻ cũng chậm mọc răng khi đến 3 tuổi chưa mọc đủ 20 răng hoặc răng đối xứng chưa mọc sau răng còn lại từ 6 tháng tuổi.

Như vậy, việc 1 tuổi mà bé chưa có răng không phải là lý do cần phải cho bé uống canxi, nhu cầu canxi khuyến nghị cho người Việt ở lứa tuổi 1-3 là 500 mg, hoàn toàn có thể đáp ứng được thông qua uống sữa và các thực phẩm thông thường. Mỗi 100 ml sữa tươi cung cấp 100 mg canxi, tương đương 1 hộp sữa chua trắng hoặc 1 viên phô mai.

Lời khuyên của bác sĩ

Cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi, D3 cho bé để phát triển tối ưu nhất khả năng có thể chứ không hẳn uống nhiều, uống thừa là tốt. Hơn nữa, không chỉ kỳ vọng mỗi vào canxi hay D3, trẻ cao lớn được còn nhờ các chất dinh dưỡng khác nữa.

Canxi có nhiều trong thực phẩm như sữa, rau xanh, thủy hải sản nên dễ dàng cung cấp qua thực phẩm tự nhiên, ngược lại D3 có rất ít ở thực phẩm tự nhiên nên lưu ý bổ sung cho bé kể cả khi đã lớn nếu không tiếp xúc ánh nắng mặt trời hiệu quả.

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có kèm theo các dấu hiệu bất thường như rụng từng đốm khác nhau, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, răng yếu, mọc chậm hoặc không đều…

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Đề phòng trẻ bị viêm ống tai khi đi bơi
Đề phòng trẻ bị viêm ống tai khi đi bơi

Khi trẻ đi bơi ở những nơi môi trường nước bẩn sẽ khiến trẻ dễ bị viêm ống tai ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và phòng tránh cho trẻ...

Trẻ bị viêm phổi nên kiêng ăn gì?
Trẻ bị viêm phổi nên kiêng ăn gì?

Khi mắc viêm phổi, trẻ sẽ bị ngạt mũi, khó thở, nôn, sốt, quấy khóc rồi chán ăn… Do vậy, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi không chỉ giúp trẻ...

Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt, chúng thường gây ra triệu chứng như cúm là kéo dài từ 2-7 ngày.

Những lợi ích tuyệt vời khi bạn thư giãn
Những lợi ích tuyệt vời khi bạn thư giãn

Khi thư giãn, nhịp tim của bạn chậm lại, huyết áp giảm xuống, cải thiện hệ tiêu hóa, ngủ tốt hơn, hệ miễn dịch được tăng cường.... Vậy chúng ta thư...

Cách phòng tránh viêm cầu thận cấp ở trẻ
Cách phòng tránh viêm cầu thận cấp ở trẻ

Viêm cầu thận cấp xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi. Trước đó 2 tuần, trẻ có thể bị nhiễm trùng da, sốt, đau họng... Phòng...

Điểm danh các thói quen tốt cho gan
Điểm danh các thói quen tốt cho gan

Viêm gan, gan nhiễm mỡ... là những bệnh lý về gan ngày càng trở nên phổ biến. Cùng điểm danh những thói quen tốt giúp cho gan luôn khỏe mạnh

Khi nào bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải uống iod phóng xạ?
Khi nào bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải uống iod phóng xạ?

Đối với bệnh nhân ung thư, khi nào cần uống iod phóng xạ? Đó là thắc mắc của rất nhiều người. Ths.Bs Phạm Vũ Hiệp, bác sĩ nội tiết - chuyên điều trị...

Trẻ có bị nhiễm chân tay miệng nhiều lần hay không?
Trẻ có bị nhiễm chân tay miệng nhiều lần hay không?

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Phân biệt đau thần kinh tọa với đau lưng thông thường
Phân biệt đau thần kinh tọa với đau lưng thông thường

Đau thần kinh tọa là dạng bệnh do cơn đau do kích thích dây thần kinh hông. Vì vậy, bất cứ nguyên nhân nào kích thích dây thần kinh này đều có thể gây...

Những tin cũ hơn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây