Người bị rối loạn lo âu bệnh tật có biểu hiện gì?
Rối loạn lo âu bệnh tật là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một loại bệnh tâm lý và tâm thần, được xếp vào nhóm các rối loạn tâm lý và lo âu. Rối loạn lo âu bệnh tật là một nỗi sợ dai dẳng bị mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng. Người mắc rối loạn này thường quan tâm quá mức đến sức khỏe của mình. Những người bệnh này có thể dễ dàng bị hoảng sợ bởi bất cứ dấu hiệu nào của bệnh tật, cho dù đó là những triệu chứng bình thường hoặc rất nhẹ.
Đối với người mắc rối loạn lo âu bệnh tật những triệu chứng nào đó của cơ thể cũng là báo hiệu cho một căn bệnh ác tính xảy ra. Gần như họ lo lắng quá mức bất kỳ một dấu hiệu hình thường hoặc rất nhẹ như đổ mồ hôi nhiều, một vài vết bầm trên da hoặc đôi khi bị tiêu chảy sau khi ăn thức ăn lạ là dấu hiệu của một bệnh nan y. Sự lo lắng quá mức ở bệnh nhân rối loạn lo âu bệnh tật có thể cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu bệnh tật
Rối loạn lo âubệnh tật là một sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và tâm lý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến bị rối loạn lo âu bệnh tật vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến bệnh rối loạn lo âu:
-
Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy có yếu tố di truyền đóng vai trò trong việc truyền nhiễm rối loạn lo âu bệnh tật từ thế hệ này sang thế hệ sau. Người có người thân có tiền sử rối loạn lo âu có nguy cơ bị bệnh cao hơn
-
Stress và áp lực: Môi trường căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, như áp lực công việc, gia đình, học tập, tài chính hay xã hội, có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu bệnh tật
-
Sự kiện kinh hoàng như tai nạn, tổn thương, thiên tai hoặc bị xâm hại có thể gây ra rối loạn lo âu bệnh tật, đặc biệt là rối loạn stress sau chấn thương.
-
Lạm dụng sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện, như rượu, ma túy, có thể làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn lo âu bệnh tật.
-
Môi trường gia đình, cách nuôi dạy, và những trải nghiệm tiêu cực trong thời thơ ấu (như bạo hành, lạm dụng) cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và góp phần vào rối loạn lo âu bệnh tật.
- Theo dõi những thông tin sức khỏe trên internet quá mức
Rối loạn lo âu bệnh tật, khi nào cần đi khám bác sĩ?
Những người mắc rối loạn lo âu bệnh tật thường đi khám rất nhiều nơi, gặp rất nhiều bác sĩ, đa số họ được chẩn đoán rằng không mắc bệnh hoặc bệnh chỉ nhẹ. Mặc dù đã được làm rất nhiều các xét nghiệm và các xét nghiệm đều chỉ ra rằng họ không có bệnh lý hoặc bệnh không nghiêm trọng, nhưng họ vẫn cảm giác lo lắng "Chắc rằng mình đang bị bệnh nan y gì đó nhưng bác sĩ không tìm ra" và họ vẫn tiếp tục đi tìm bác sĩ khác. Thực tế ghi nhận, đa số người bệnh rối loạn lo âu bệnh tật không có triệu chứng cơ thể. Một số trường hợp có biểu hiện thì đó thường là những triệu chứng sinh lý bình thường bị tăng lên như chóng mặt tư thế, những rối loạn sinh lý bình thường.
Chính vì thế, nếu quá lo lắng về sức khỏe của mình, sau khi đi khám hoặc sợ không đi khám khiến cho tình trạng lo lắng, mất ngủ nặng thêm… bạn nên đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn cụ thể. Bởi những triệu chứng cơ thể có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe thật sự, chúng ta cần được đánh giá bởi bác sĩ. Nếu bác sĩ tin rằng bạn có thể bị rối loạn lo âu về bệnh tật, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Một số phương pháp giúp bản thân vượt qua nỗi sợ bệnh tật:
- Hàng ngày liệt kê những biểu hiện lo lắng của bản thân trong thời gian gần đây ra giấy, sau đó cố gắng tự kiểm soát hạn chế các biểu hiện đó ít nhất có thể;
- Tự tạo ra niềm vui đối với bản thân, thiết lập lại những sở thích mà thời gian gần đây đã bỏ quên như tham gia vui chơi cùng nhóm bạn, đi shopping, tập thể dục buổi sáng, đọc sách hoặc tham gia khóa học yoga…
Bệnh Parkinson gây nhiều khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh do: run, cứng khớp, cử động...
Trẻ bị rụng tóc vành khăn hay răng mọc chậm có phải do thiếu canxi không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Cùng lắng nghe BS...
Khi trẻ đi bơi ở những nơi môi trường nước bẩn sẽ khiến trẻ dễ bị viêm ống tai ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và phòng tránh cho trẻ...
Khi mắc viêm phổi, trẻ sẽ bị ngạt mũi, khó thở, nôn, sốt, quấy khóc rồi chán ăn… Do vậy, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi không chỉ giúp trẻ...
Sốt xuất huyết ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt, chúng thường gây ra triệu chứng như cúm là kéo dài từ 2-7 ngày.
Khi thư giãn, nhịp tim của bạn chậm lại, huyết áp giảm xuống, cải thiện hệ tiêu hóa, ngủ tốt hơn, hệ miễn dịch được tăng cường.... Vậy chúng ta thư...
Viêm cầu thận cấp xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi. Trước đó 2 tuần, trẻ có thể bị nhiễm trùng da, sốt, đau họng... Phòng...
Viêm gan, gan nhiễm mỡ... là những bệnh lý về gan ngày càng trở nên phổ biến. Cùng điểm danh những thói quen tốt giúp cho gan luôn khỏe mạnh
Đối với bệnh nhân ung thư, khi nào cần uống iod phóng xạ? Đó là thắc mắc của rất nhiều người. Ths.Bs Phạm Vũ Hiệp, bác sĩ nội tiết - chuyên điều trị...