Testosterone cao ở phụ nữ có tác hại thế nào?
Nội dung chính của bài viết:
- Testosterone là hormone giới tính nam. Phụ nữ cũng có testosterone nhưng ít hơn nhiều so với nam giới.
- Phụ nữ có nồng độ testosterone quá cao có thể gây ra các triệu chứng như hói đầu, mọc lông mặt, nổi mụn trứng cá, giảm kích thước ngực, âm vật to hơn bình thường, gióng nói trầm, chu kỳ kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn...
- Chứng rậm lông, hội chứng buồng trứng đa nang hay tăng snar tuyến thượng thận bẩm sinh là những nguyên nhân gây nên mất cân bằng nội tiết tố ở nữ giới, dẫn đến triệu chứng hormone testosterone tăng cao.
- Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của testosterone cao thì hãy đi gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Mức testosterone thế nào là cao?
Testosterone là hormone giới tính nam và là một loại androgen. Mặc dù vậy nhưng cơ thể phụ nữ cũng có testosterone, chỉ khác là lượng ít hơn nhiều so với nam giới. Ở phụ nữ, testosterone được sản xuất chủ yếu trong buồng trứng. Cùng với estrogen – một hormone giới tính nữ, testosterone có vai trò giúp tăng trưởng, duy trì các cơ quan sinh dục, khối xương và hành vi.
Phạm vi nồng độ testosterone bình thường ở nữ giới là:
Tuổi |
Phạm vi testosterone (đơn vị nanogam trên decilit – ng/dL) |
10 - 11 |
<7 - 44 |
12 - 16 |
<7 - 75 |
17 - 18 |
20 - 75 |
>19 |
8 - 60 |
Phạm vi testosterone bình thường ở nam giới:
Tuổi |
Phạm vi testosterone (đơn vị ng/dL) |
10 - 11 |
<7 - 130 |
12 - 13 |
<7 - 800 |
14 |
<7 - 1200 |
15 - 16 |
100 – 1.200 |
17 - 18 |
300 – 1.200 |
>19 |
240 - 950 |
Sự mất cân bằng testosterone trong cơ thể phụ nữ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và ham muốn tình dục.
Triệu chứng testosterone cao ở phụ nữ
Nồng độ testosterone quá cao có thể gây ra các triệu chứng ở phụ nữ như:
- Mọc lông không mong muốn trên cơ thể, ví dụ như lông mặt
- Hói đầu
- Nổi mụn trứng cá
- Âm vật to hơn bình thường
- Giảm kích thước ngực
- Giọng nói trầm
- Tăng khối cơ
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Giảm ham muốn
- Thay đổi tâm trạng thất thường
Trong những trường hợp nghiêm trọng, sự mất cân bằng testosterone ở phụ nữ còn có thể gây vô sinh và béo phì.
Chẩn đoán testosterone cao bằng cách nào?
Nếu nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên thì nên đi khám bác sĩ.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám dựa trên các triệu chứng để xác định xem bạn có cần xét nghiệm bổ sung hay không. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện như:
- Mọc lông mặt bất thường
- Nhiều mụn trứng cá
- Lông ở nhiều vị trí khác trên cơ thể
Nếu các triệu chứng có vẻ bất thường thì sẽ cần làm xét nghiệm testosterone để đo nồng độ hormone này trong máu. Đây là phương pháp rất đơn giản, chỉ giống như phương pháp xét nghiệm máu thông thường, trong đó bạn sẽ được lấy một ít máu và đem đi xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hormone.
Quá trình lấy máu xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng khi nồng độ testosterone ở mức cao nhất. Trước khi làm xét nghiệm này, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn ngừng dùng các loại thuốc làm thay đổi nồng độ hormone để đảm bảo có kết quả chính xác.
Nguyên nhân gây testosterone cao ở phụ nữ
Sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Các nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho mức testosterone tăng cao bất thường ở phụ nữ gồm có chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
1. Chứng rậm lông ở phụ nữ
Chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism) là một vấn đề về nội tiết tố gây ra tình trạng mộc lông không mong muốn ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là ở lưng, tay, mặt và ngực. Mức độ mọc lông phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền nhưng tình trạng này chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone androgen.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một vấn đề về nội tiết tố khác do nồng độ hormone androgen tăng quá cao gây ra. Những người bị hội chứng buồng trứng đa năng thường có kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt kéo dài, mọc lông không mong muốn trên cơ thể, tăng cân không rõ nguyên nhân, da dầu và nổi mụn trứng cá, tóc mỏng và rụng tóc, buồng trứng phì đại, không thực hiện chức năng như bình thường, dẫn đến khó thụ thai. Bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng phổ biến như:
- Vô sinh
- Sẩy thai
- Tiểu đường tuýp 2
- Béo phì
- Ung thư nội mạc tử cung
3. Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến thượng thận và sự sản xuất hormone trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp mắc phải vấn đề này, cơ thể sản sinh ra quá nhiều androgen.
Các triệu chứng phổ biến của tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ở phụ nữ gồm có:
- Khó thụ thai
- Cơ thể có các đặc điểm nam tính như lông mặt, lông trên cơ thể và giọng nói trầm
- Dậy thì sớm
- Kinh nguyệt không đều
- Mọc lông sớm, ví dụ như lông mu
- Nổi nhiều mụn trứng cá
Các biện pháp điều trị testosterone cao
Việc điều trị tình trạng testosterone cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể nhưng thường sẽ bắt đầu bằng cách thay đổi loại thuốc đang sử dụng và điều chỉnh lối sống. Ngoài ra thì thường sẽ phải dùng thêm các loại thuốc điều trị testosterone cao như:
- Glucocorticosteroid
- Metformin
- Thuốc tránh thai
- Spironolactone
Thuốc tránh thai đường uống đã được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả để khắc phục những vấn đề do dư thừa testosterone gây ra nhưng phương pháp này sẽ không phù hợp với những người đang có kế hoạch mang thai trong tương lai gần. Theo nghiên cứu, các loại thuốc tránh thai liều thấp có chứa lượng nhỏ norgestimate, gestodene và desogestrel là lựa chọn tốt nhất cho những phụ nữ có testosterone ở mức cao. Tất cả các loại thuốc này đều được sử dụng theo đơn của bác sĩ nên để điều trị thì trước tiên bạn cần đi khám bác sĩ.
Một số thay đổi trong lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến mức testosterone trong cơ thể. Hãy bắt đầu thói quen tập luyện thể dục hoặc có chế độ giảm cân nếu thừa cân để cải thiện các triệu chứng của testosterone cao. Bên cạnh đó, trong những trường hợp mà nguyên nhân gây testosterone cao không phải vấn đề nghiêm trọng thì có thể không cần điều trị mà chỉ khắc phục các triệu chứng, ví dụ như cạo hoặc tẩy lông hay sử dụng các sản phẩm trị mụn trứng cá và cải thiện tình trạng da dầu.
Một số bài tập thực sự có tác dụng tăng cường nồng độ testosterone trong cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào giới tính và dạng bài tập
Testosterone dạng bôi là loại thuốc kê đơn dùng trực tiếp ngoài da, được sử dụng để điều trị chứng suy sinh dục – tình trạng mà nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức quá thấp.
Nồng độ testosterone thấp thường bị nhầm với các vấn đề như căng thẳng, lo âu hay những thay đổi do mãn kinh ở phụ nữ
Nam giới có lượng testosterone trong cơ thể cao hơn nhiều so với phụ nữ
Ở người trưởng thành, mức testosterone khỏe mạnh là điều rất quan trọng đối với tình trạng sức khỏe nói chung, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, duy trì chức năng tình dục và nhiều yếu tố khác.