1

Viêm kết mạc cấp - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng.

Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:

  •  Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  •  Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
  •  Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.

2. NGUYÊN NHÂN

  •  Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).
  •  Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: : thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu,...
  •  Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus ...

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

- Tại mắt:

Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh:

  •  Mi phù nề
  •  Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh. Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
  •  Có thể có xuất tiết hoặc màng giả.
  •  Nếu không điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.

- Toàn thân:

  •  Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ.

b. Cận lâm sàng

  •  Nhuộm soi: Nhuộm gram.
  •  Nuôi cấy trên môi trường thạch máu: phân lập vi khuẩn.

c. Chẩn đoán xác định

- Tại mắt

  •  Mi phù nề.
  •  Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh, có nhiều tiết tố bẩn.

- Toàn thân

  •  Có thể có sốt.
  •  Có hạch trước tai.

d. Hình thái

- Viêm kết mạc cấp tiết tố có mủ.

  •  Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh.
  •  Bệnh xuất hiện ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt.
  •  Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
  •  Xét nghiệm: Nhuộm soi (tiết tố mủ kết mạc): có song cầu khuẩn Gram (-) hình hạt cà phê.

- Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn.

+ Tại mắt:

  •  Mi phù nề, căng cứng khó mở. Sau 1-3 ngày mi mềm dần.
  •  Kết mạc cương tụ, phù nề. Sau 1-3 ngày xuất hiện màng thật hoặc màng giả trên bề mặt kết mạc. Màng thường bẩn, màu xám. Màng thật khi bóc sẽ lộ lớp tổ chức liên kết phía dưới và chảy máu nhiều. Màng giả bóc dễ dàng và ít chảy máu.
  •  Nếu không điều trị kịp thời có thể bị viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn.

+ Toàn thân: Có thể có sốt, khó thở.

+ Cận lâm sàng:

  •  Nhuộm soi: Vi khuẩn Gram (+)
  •  Nuôi cấy: phân lập vi khuẩn.
  •  Viêm kết mạc do virus

+ Tại mắt:

  •  Cảm giác xốn cộm như có bụi trong mắt.
  •  Mi phù nề.
  •  Kết mạc cương tụ, phù nề, ra nhiều tiết tố trắng hoặc dịch hồng.
  •  Sau 3-5 ngày có thể thấy có giả mạc màu trắng ở kết mạc sụn mi dày mỏng tùy từng trường hợp.
  •  Giác mạc có thể viêm chấm biểu mô.

+ Toàn thân:

  •  Triệu chứng cảm cúm: nhức đầu nhẹ, đau mỏi người sốt nhẹ...
  •  Hạch trước tai.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc điều trị

  •  Điều trị tích cực và khẩn trương
  •  Điều trị tại chỗ và toàn thân
  •  Điều trị theo nguyên nhân
  •  Phát hiện nguồn lây để điều trị và phòng lây lan

b. Phác đồ điều trị

- Tại mắt:

+ Bóc màng hằng ngày

+ Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố

+ Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:

  •  Aminoglycosid: tobramycin...
  •  Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin,
  • gatifloxacin...
  •  Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon. Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt. Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.

+  Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.

- Toàn thân: Chỉ dùng trong viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu. Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.

+ Cephalosprin thế hệ 3:

Người lớn:

  •  Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp
  •  Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch

Trẻ em: Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7ngày tiêm bắp.

  •  Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
  •  Thuốc nâng cao thể trạng.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Đối với hình thái viêm kết mạc do lậu cầu: Tốt nếu điều trị sớm và tích cực, có thể thủng hoại tử giác mạc nếu điều trị muộn và không tích cực.
  •  Đối với hình thái viêm kết mạc do bạch hầu thường không tốt nếu không điều trị toàn thân kịp thời và đúng.
  •  Đối với hình thái viêm kết mạc do vi rus: điều trị tích cực, đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi sau 5-10 ngày, bệnh có thể kéo dài gây viêm giác mạc biểu mô.

6. PHÒNG BỆNH

  •  Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).
  •  Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn /kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.
  •  Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng qui định của trẻ.
  •  Luôn nâng cao thể trạng.
  •  Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực tránh lây lan thành dịch.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm nang lông - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm bì cơ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm da dạng herpes của DUHRING-BROCQ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da cơ địa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da tiếp xúc dị ứng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Viêm lợi và viêm nha chu
Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không?  Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1277 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  968 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Viêm da cơ địa có lây không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây