Trẻ 3 tháng 11 ngày và nặng 6,12kg, cao 62,5cm có phát triển bình thường không?
Bé nhà em hơn 3 tháng nặng 6,12kg và cao 62,5cm là đang phát triển bình thường nhé. Về tình trạng biếng bú của bé thì thường đến một giai đoạn phát triển sinh lý nào đó như tập lẫy, bò, ngồi…bé thường biếng bú gọi là biếng bú sinh lý. Hiện tượng này sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Mẹ cần kiên trì chia các cữ nhỏ ra cho bé bú và tích cực cho bé bú theo đúng nhu cầu.
Mẹ không nên đổi quá nhiều sữa công thức cho bé như vậy, bởi mỗi loại sữa có một vị khác nhau, nếu thay đổi nhanh quá, bé sẽ không thích ứng kịp. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé bỏ bú. Nhiều bé nhạy cảm còn có thể bị tiêu chảy nữa. Ngoài ra mẹ nói có cho bé ăn vặt, cụ thể là ăn cái gì? Vì mẹ chỉ nên tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi trở đi thôi nhé.
Nhu cầu vitamin D của trẻ dưới 1 tuổi là 400IU/ ngày. Mẹ hãy xem lượng vitamin D có trong sữa công thức và có trong loại vitamin D đang bổ sung cho bé để biết bé đã có đủ lượng vitamin D cần thiết hay chưa. Còn việc trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do bé nằm nhiều hoặc do nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ do thiếu vitamin D, nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Trẻ 2 tháng 18 ngày nặng 5,5 kg thì có phát triển bình thường không?
Bé nhà em sinh ra nặng 3,2kg. Hiện bé đang được 2 tháng 18 ngày và nặng 5,5kg. Đã gần 1 tháng rồi mà bé không tăng lạng nào, chỉ thấy tăng chiều cao thôi. Bé bú ít, ngủ ít. Ngoài bú mẹ, ngày bé bú thêm 100ml sữa công thức, đêm 3 cữ bú, 900ml/cữ. Ban ngày bé ngủ 4 tiếng và đêm ngủ từ 8 đến 9 tiếng. Bé nhà em như vậy thì có ổn không ạ?
- 1 trả lời
- 3686 lượt xem
Trẻ 8 tháng 8 ngày tuổi nặng 9,5kg là có phát triển bình thường không?
Bé nhà em hiện đang được 8 tháng 8 ngày tuổi. Gần đây không hiểu sao bé ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc, giật mình. Hàng ngày em có bổ sung vitamin D cho bé, mỗi sáng 1 giọt. Em có cần bổ sung thêm chất gì cho bé nữa không ạ? Ngoài ra, bé nhà em hiện đang nặng 9,5kg, ngày 2 bữa ăn dặm. Cân nặng của bé như vậy là có phát triển bình thường không?
- 1 trả lời
- 696 lượt xem
Trẻ 6 tháng 26 ngày tuổi, nặng 6,8kg, cao 67cm, tăng cân đều đặn thì có phát triển bình thường không?
Em sinh con trai khi thai được 37 tuần, bé nặng 2,9kg và cao 50cm. Hiện nay bé đã được 6 tháng 26 ngày tuổi, nặng 6,8kg, cao 67cm. Tháng nào bé cũng tăng cân đều đặn, nhưng từ tháng 5 trở đi thì tăng ít hơn những tháng đầu. Hiện bé đã ngồi được, trườn giỏi, chưa mọc răng và ăn dặm ngày 2 cữ, mỗi cữ gần nữa chén bột. Bé nhà em như vậy có phát triển bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 779 lượt xem
Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?
Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1555 lượt xem
Trẻ 10 tháng nặng 8,3kg, dài 73cm có phát triển bình thường không?
Cháu nhà em khi sinh nặng 3,4kg. Giờ bé được 10 tháng tuổi và nặng 8,3kg, dài 73cm. Em cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ khi cháu được 6 tháng, cháu có bú thêm sữa ngoài, ngày được 300-400ml sữa. Cháu đã ăn dặm bột, cháo 2 lần/ngày, mỗi lần nửa bát, ăn thêm cả sữa chua, trái cây... Ban ngày cháu ngủ 2-3h, tối ngủ 10h nhưng chập chờn, không sâu giấc. Cháu ăn chơi bình thường. Hiện giờ bé đã biết bám, với và biết tập đứng nhưng không bò, tóc lưa thưa, chưa mọc răng. Bé như vậy có bình thường không bác sĩ? Em phải làm để cháu tăng cân nhanh hơn ạ?
- 1 trả lời
- 943 lượt xem
Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.
Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.