1

Thận và suy tim có mối liên hệ như thế nào?

Những người bị suy thận có nguy cơ cao mắc suy tim và ngược lại. Để cải thiện chức năng thận và tim, có thể áp dụng các phương pháp như dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và thay đổi lối sống.
Hình ảnh 100 Thận và suy tim có mối liên hệ như thế nào?

Ước tính có khoảng 6,2 triệu người trưởng thành tại Hoa Kỳ mắc suy tim. Nhiều người trong số họ cũng gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan khác, trong đó có suy thận.

Tim và thận hoạt động phối hợp với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Khi một trong hai cơ quan bị tổn thương, cơ quan còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bài viết sẽ giải thích mối liên hệ giữa hai cơ quan này và các biện pháp bảo vệ thận, ngay cả khi bạn mắc suy tim, bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống.

Vì sao suy thận và suy tim thường xảy ra đồng thời?

Khi bị suy thận hoặc suy tim, nguy cơ mắc bệnh ở cơ quan còn lại sẽ tăng lên.

Tổn thương ở bất kỳ cơ quan nào cũng có thể gây ra vấn đề cho cơ quan kia.

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chung của cả suy tim và suy thận. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề xảy ra đồng thời ở cả hai cơ quan.

Có hai nguyên nhân chính khiến một cơ quan (thận hoặc tim) bắt đầu suy yếu khi cơ quan kia bị tổn thương:

Suy tim có thể gây tổn thương thận

Khi suy tim, khả năng bơm máu không còn hiệu quả, dẫn đến máu tích tụ trong tim. Điều này làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chính nối với thận, gây tắc nghẽn máu tại thận. Áp lực tăng lên khiến các mạch máu bị thu hẹp, yếu đi và gây tổn thương thận.

Hơn nữa, khi tim không bơm máu được như bình thường, lượng máu giàu oxy đến thận cũng giảm, ảnh hưởng chức năng của thận.

Suy thận có thể gây tổn thương tim

Khi các mạch máu trong thận bị tổn thương, thận không thể làm việc hiệu quả, dẫn đến tích tụ chất thải và dịch lỏng dư thừa trong cơ thể. Lượng dịch thừa trong máu làm tăng huyết áp, khiến tim phải làm việc nhiều hơn.

Ngoài ra, khi chức năng thận suy giảm, hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm điều chỉnh huyết áp sẽ kích hoạt quá mức, làm tăng áp lực trong động mạch. Áp lực này có thể dẫn đến tổn thương tim.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thận và bệnh tim

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chung và riêng của suy thận và suy tim:

Yếu tố nguy cơ

Suy thận

Suy tim

Tiểu đường

Huyết áp cao

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Lupus ban đỏ

 

Chủng tộc, dân tộc (người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa có nguy cơ cao hơn)

Mỡ máu cao

Hút thuốc

Béo phì

Uống quá nhiều rượu

Nam giới từ 45 tuổi trở lên hoặc nữ giới từ 55 tuổi trở lên

 

Các xét nghiệm thận cần thực hiện khi bị suy tim

Nếu bạn bị suy tim, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm máu để đo nồng độ creatinine. Dựa trên creatinine, tuổi và giới tính, bác sĩ sẽ ước tính độ lọc cầu thận (GFR) – chỉ số tốt nhất để đánh giá chức năng thận. Một số phép tính có thể tính đến yếu tố về chủng tộc và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Xét nghiệm nước tiểu được tiến hành để kiểm tra albumin, một loại protein có thể xuất hiện trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra các bất thường hoặc tắc nghẽn.

Bảo vệ thận khi bị suy tim

Nếu bạn bị suy tim, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị sau để bảo vệ thận:

  • Kê đơn thuốc, như thuốc lợi tiểu, giúp loại bỏ lượng dịch thừa và giảm huyết áp.
  • Theo dõi thường xuyên: Yêu cầu xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ creatinine – dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm.
  • Chế độ ăn uống: Khuyến nghị chế độ ăn tốt cho tim và thận, ít muối.
  • Tập thể dục: vận động thường xuyên.
  • Không hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.

Cách bảo vệ thận khi bị suy tim

Khi mắc suy tim, hãy làm theo các hướng dẫn sau để có thể bảo vệ thận:

  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng.
  • Duy trì chế độ ăn cân bằng, ít natri.
  • Giữ huyết áp dưới mức 140/90 mmHg.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường.
  • Trao đổi với bác sĩ về các mục tiêu trong việc kiểm soát cholesterol.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.

Kết luận

Người bị suy thận có nguy cơ cao mắc suy tim và ngược lại. Nếu có nguy cơ mắc một trong hai bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ về các biện pháp để kiểm soát những yếu tố đó.

Nếu đã mắc suy tim hoặc suy thận, hãy tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện các thay đổi về chế độ ăn uống, lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ các cơ quan quan trọng này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần
6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần

Sau khi chẩn đoán mắc suy tim, bệnh nhân thường sẽ gặp các vấn đề về rối loạn cảm xúc, thậm chí bị trầm cảm.

Mối liên quan giữa bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và suy tim
Mối liên quan giữa bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và suy tim

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) là một loại ung thư thường được điều trị bằng thuốc hóa trị gọi là anthracycline. Thuốc này có thể dẫn đến suy tim và các tình trạng tim mạch khác.

Vì sao suy tim sung huyết và bệnh thận thường xảy ra đồng thời?
Vì sao suy tim sung huyết và bệnh thận thường xảy ra đồng thời?

Khi tim không thể bơm máu hiệu quả ra khắp cơ thể, các vấn đề về chức năng thận thường là một trong những biến chứng đầu tiên xuất hiện.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây