1

Tại sao kích thước hạt cholesterol lại quan trọng?

Khi nói đến kích thước của các hạt cholesterol, càng lớn thì lại càng tốt. Ngay cả cholesterol xấu cũng không quá gây hại nếu có kích thước hạt lớn.
Tại sao kích thước hạt cholesterol lại quan trọng? Tại sao kích thước hạt cholesterol lại quan trọng?

Tại sao kích thước hạt cholesterol lại quan trọng?

Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (low-density lipoprotein - LDL) thường được gọi là “cholesterol xấu” do có thể tích tụ trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Mặt khác, cholesterol lipoprotein mật độ cao (high-density lipoprotein - HDL) thường được gọi là “cholesterol tốt” vì giúp loại bỏ LDL cholesterol ra khỏi máu.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy kích thước của các hạt HDL ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh khác nhưng nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa kích thước hạt LDL và các vấn đề về tim mạch.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt LDL nhỏ có hại hơn vì chúng có khả năng xâm nhập vào thành động mạch tốt hơn. Chúng lưu thông trong máu lâu hơn và do đó dễ tích tụ trên thành mạch máu hơn.

Mặc dù các hạt LDL nhỏ, đậm đặc gây hại nhiều hơn nhưng tất cả các hạt LDL đều có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, bất kể kích thước của chúng.

Việc điều trị tình trạng cholesterol máu cao phụ thuộc một phần vào kích thước hạt LDL vì dữ liệu gần đây cho thấy statin và các loại thuốc hạ cholesterol khác có thể không hiệu quả trong việc kiểm soát nồng độ lipoprotein a (Lp(a)) và một số loại thuốc thậm chí có thể làm tăng nồng độ Lp(a) trong máu.

LDL cholesterol và nguy cơ nhồi máu cơ tim

Mức LDL bình thường ở người lớn là dưới 100 mg/dL. Nếu LDL trên 130 mg/dL, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi.

Nồng độ LDL hạt nhỏ cao thường đi kèm với nồng độ triglyceride cao và nồng độ HDL thấp. Điều này thường thấy ở những người mắc hội chứng chuyển hóa hoặc béo phì. Nồng độ LDL hạt nhỏ cao cũng có thể là do kháng insulin, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như đã nói ở trên, có nhiều LDL hạt nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì những hạt LDL nhỏ dễ xâm nhập vào thành động mạch và tích tụ tạo thành mảng bám. Điều này thu hẹp động mạch và làm tăng huyết áp. Động mạch hẹp gây cản trở lưu thông máu, khiến cho các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Giảm hoặc gián đoạn lưu thông máu đến tim có thể dẫn đến đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hẹp tắc các động mạch khác trong cơ thể có thể dẫn đến đột quỵ, suy thận và lưu thông máu kém.

Những xét nghiệm nào cho biết kích thước hạt cholesterol?

Xét nghiệm cholesterol máu, hay còn được gọi là xét nghiệm lipid máu, xét nghiệm mỡ máu, cho biết mức cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride. Xét nghiệm này còn cho biết kích thước hạt cholesterol.

Trong một số trường hợp, nồng độ LDL trong máu không cao nhưng số lượng hạt LDL lại lớn. Điều này là do có nhiều hạt nhỏ - những hạt này vận chuyển được ít cholesterol hơn.

Xét nghiệm số lượng hạt LDL cho biết chính xác số lượng hạt LDL trong mỗi lít huyết tương cũng như kích thước của các hạt này.

Xét nghiệm cholesterol nâng cao

Các xét nghiệm nâng cao còn cho biết kích thước hạt cholesterol và cung cấp thêm thông tin về nguy cơ mắc bệnh tim mạch do LDL. Xét nghiệm apolipoprotein B (apoB), số lượng hạt LDL (LDL-P) và lipoprotein A (Lp(a)) là ba xét nghiệm cholesterol máu nâng cao thường được thực hiện.

Xét nghiệm ApoB đo nồng độ các hạt có apolipoprotein B trên bề mặt. Vì apoB là protein chính trong LDL nên chỉ số ApoB giúp xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch do cholesterol.

Viện Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC) khuyến nghị xét nghiệm Lp(a) ít nhất một lần trong đời. Mức Lp(a) của một người được quyết định bởi di truyền và được phát hiện là một yếu tố nguy cơ ngẫu nhiên độc lập gây bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và hẹp van động mạch chủ do vôi hóa.

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của xét nghiệm cholesterol nâng cao. Nếu bạn không có các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch khác thì có thể không cần làm xét nghiệm cholesterol máu nâng cao.

Tóm tắt bài viết

Số lượng hạt LDL nhỏ càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao vì hạt LDL nhỏ có khả năng đi qua thành động mạch tốt hơn. Những hạt này sẽ tích tụ lại gây xơ vữa động mạch và dẫn đến nhiều vấn đề khác.

Để biết kích thước hạt cholesterol, bạn sẽ cần phải làm các xét nghiệm cholesterol máu nâng cao như xét nghiệm apolipoprotein B (apoB), số lượng hạt LDL (LDL-P) hay lipoprotein a (Lp(a)).

Kích thước hạt cholesterol sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị tăng cholesterol máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tầm quan trọng của việc sàng lọc bệnh van tim
Tầm quan trọng của việc sàng lọc bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi một trong bốn van tim không hoạt động đúng cách, tức là không thể mở hoặc đóng hoàn toàn. Khi có triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ gây bệnh, việc sàng lọc bệnh van tim thông qua siêu âm tim hoặc các xét nghiệm khác là rất cần thiết.

Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có gây đánh trống ngực không?
Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có gây đánh trống ngực không?

Đánh trống ngực có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ít có khả năng là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nếu bạn mắc GERD, nguy cơ bị đánh trống ngực có thể sẽ cao hơn.

Tìm hiểu về lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – Loại cholesterol xấu
Tìm hiểu về lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – Loại cholesterol xấu

Cholesterol di chuyển trong máu dưới hai dạng: LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) – hay còn gọi là cholesterol xấu và HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) – còn gọi là cholesterol tốt. Khi LDL dư thừa, chúng có thể tạo thành mảng bám trên thành mạch máu, làm hẹp lòng mạch, cản trở máu đến các cơ quan quan trọng như tim.

Xét nghiệm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là gì?
Xét nghiệm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là gì?

Xét nghiệm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là một trong những xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra mức cholesterol trong cơ thể. Những người có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra 4–6 năm một lần, còn những người có nguy cơ cao cần được xét nghiệm thường xuyên hơn.

Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch
Những điều cần biết về cholesterol và tình trạng tích tụ mảng bám trong động mạch

Cholesterol là một chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể nhưng nếu ở mức quá cao, cholesterol có thể tích tụ trong động mạch và hình thành mảng bám, làm cản trở máu lưu thông.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây