1

Tác dụng của trà xanh đối với bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ phải thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống để giữ cho lượng đường trong máu luôn ở mức khỏe mạnh. Nhiều người bị tiểu đường còn phải sử dụng thuốc và insulin để giữ ổn định đường huyết. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng uống trà xanh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tác dụng của trà xanh đối với bệnh tiểu đường Tác dụng của trà xanh đối với bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý rất phổ biến. Ước tính vào năm 2019 có 9,3% dân số thế giới đang sống chung với căn bệnh mãn tính này (463 triệu người).

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh là một cách hiệu quả để cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và thậm chí giúp tăng cường độ nhạy insulin. Mặc dù chưa rõ cơ chế chính xác nhưng theo một số giả thuyết, lợi ích này là nhờ hợp chất catechin có trong trà xanh. Đây cũng chính là hợp chất giúp trà xanh có đặc tính chống ung thư và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Khi vào cơ thể, carbohydrate hay carb trong thực phẩm sẽ được phân hủy thành đường (glucose), sau đó lượng đường này sẽ đi vào máu. Tuyến tụy tiết ra hormone insulin để giúp các tế bào hấp thụ glucose từ máu và sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình này không diễn ra như bình thường.

Ở người bị tiểu đường type 2, các tế bào phản ứng kém nhạy với insulin, tình trạng này được gọi là kháng insulin. Mặc dù thời gian đầu, tuyến tụy bù đắp lại điều này bằng cách tiết ra nhiều insulin hơn nhưng theo thời gian, các tế bào tạo insulin của tuyến tụy sẽ bị suy yếu và không còn đáp ứng đủ nhu cầu insulin của cơ thể. Hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao và khó kiểm soát.

Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra do các tế bào tạo insulin của tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính hệ miễn dịch và hoàn toàn mất khả năng sản xuất insulin.

Hầu hết các nghiên cứu về tác dụng của trà xanh đối với bệnh tiểu đường đều tập trung vào bệnh tiểu đường type 2 vì loại tiểu đường này phổ biến hơn, chiếm 90 - 95% tổng số ca bệnh tiểu đường hiện nay.

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu đã cho thấy trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản, những người uống 6 cốc trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 33% so với những người chỉ uống một cốc mỗi tuần. (1)

Một nghiên cứu khác cho thấy những người uống trà xanh liên tục trong vòng 10 năm có số đo vòng eo nhỏ hơn và lượng mỡ trong cơ thể ít hơn. (2) Điều này cho thấy rằng trà xanh giúp làm giảm nguy cơ béo phì – một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 2.

Trà xanh giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Trà xanh không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ở những người đã mắc bệnh tiểu đường, trà xanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo một tổng quan nghiên cứu, trà xanh có tác dụng giảm mức đường huyết lúc đói, chỉ số A1C và mức insulin lúc đói – những chỉ số phản ánh tình trạng bệnh tiểu đường. Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy kết quả tích cực như vậy nhưng trà xanh vẫn được chứng minh là có lợi, dù theo cách này hay cách khác.

Theo trường Đại học Đông y Thái Bình Dương (Pacific College of Oriental Medicine), sở dĩ trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe là nhờ đặc tính chống oxy hóa của polyphenol và polysaccharid. Những chất chống oxy hóa này giúp phòng ngừa ung thư, giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.

Nên chọn loại trà xanh nào?

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của các loại thực phẩm chức năng chứa chiết xuất trà xanh. Do đó, để có được những lợi ích của trà xanh mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh tiểu đường, tốt nhất bạn nên uống trà xanh tươi, trà khô, trà túi lọc hoặc bột matcha. Vì matcha là lá trà được phơi khô và nghiền thành bột mịn nên nồng độ các hợp chất có lợi sẽ cao hơn so với trà tươi, lá trà khô và trà túi lọc. Khi pha trà, tốt nhất không cho thêm đường, sữa, kem hay các chất làm ngọt khác để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?

Thuốc ức chế SGLT2 giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài làm giảm lượng đường trong máu, nhóm thuốc này còn được chứng minh là có lợi cho bệnh suy tim, các bệnh tim mạch khác và bệnh thận.

Ăn tỏi có những tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?
Ăn tỏi có những tác dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Tỏi có nhiều lợi ích như giảm mỡ máu và huyết áp. Thường xuyên ăn tỏi còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một bệnh lý rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường và nấm Candida âm đạo
Bệnh tiểu đường và nấm Candida âm đạo

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida và một trong số đó là bệnh tiểu đường.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây