SỰ TIẾT SỮA
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không một loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được sữa mẹ.
1. SINH LÝ SỰ TIẾT SỮA
1.1. Tuyến vú lúc dậy thì
Mâm tuyến vú đầu tiên xuất hiện ở bào thai không chịu ảnh hưởng của hormon, cho đến lúc dậy thì tuyến vú là mạng ống thưa thớt nối với núm vú. Đến khi dậy thì, dưới sự ảnh hưởng của các hormon buồng trứng, mạng ống tăng sinh, phân nhánh vào tổ chức mỡ, ở cực đầu của ống xuất hiện cácnụ nhỏ sẽ là nguồn gốc của tổ chức chế tiết.
1.2. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt
- Ở giai đoạn tăng sinh, dưới ảnh hưởng của estradiol, các tế bào cơ biểu mô bao quanh cực đầu của ống dẫn sữa tăng sinh. Tổ chức liên kết giữ nước.
- Ở giai đoạn chế tiết: progesteron làm biệt hoá cực đầu của ống dẫn sữa, làm ngừng sự tăng sinh của tế bào.
1.3. Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chỉnh
- Nhu mô tuyến vú tăng sinh. Các cụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thuy, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ - biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phân nhánh. Các mạch máu tăng sinh.
- Nguồn gốc của sự phát triển này là do ảnh hưởng của các hormon. Estrogen và progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát triển ống dẫn sữa, làm cho các tiểu thuỳ nhạy cảm với các hormon khác. Progesteron làm phát triển các tiểu thuỳ.
- Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay thứ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đẻ vài ngày. Trong những giờ sau đẻ, trẻ bú sữa non. Chính sữa non đã giúp cho trẻ khỏi bị hạ đường huyết, khỏi bị nhiễm trùng và có những vai trò sinh lý nhất định lên ống tiêu hoá.
- Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron, tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai, tuyến vú chưa thực sự hoạt động vì progesteron ức chế prolactin, sự ức chế này xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú.
- Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ từ 3-4 ngày ở con so, 2-3 ngày ở con dạ. Hiện tổng hợp tượng nhiều xuống sữasữa . là do nồng độ prolactin trong máutăngđột ngột và kéo theo
- Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động tác mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phóng prolactin. Mỗi khi bú, nồng độ prolactin trong máu đạt đỉnh cao. Sau này, sựtiết sữa được duytrì bằng hiện tượng hết sữa trongcáctiểu thuy mỗikhicho trẻ bú. Các tiểu thuỳ chỉ sản xuất sữa khi sữa trongtiểuthuy được lấy hết đi. Tới lúc này, nồng độ prolactin trong máu giảm dần về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết các hormon hướngsinh dục xuất hiện lại dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại. Người ta thấy rằng ở những phụ nữ cho con bú kéo dài hai năm hay hơn thì:
- Sau 1 năm, 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại.
- Sau 2 năm, vẫn còn 20% số phụ nữ chưa có kinh trở lại.
- Mỗi khi trẻ mút vào núm vú, sẽ xuất hiện phản xạ thần kinh dẫn tới thuỳ sau của tuyến yên và làm giải phóng oxytoxin. Chính oxytoxin đã làm cho co tế bào cơ - biểu mô ở các ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài. Oxytoxin còn được giải phóng mỗi khi người mẹ nhìn thấy đứa trẻ hay nghe tiếng trẻ khóc (phản xạ có điều kiện). Bên cạnh đó oxytoxin còn làm tử cung co bóp.
2. CHO BÚ
- Người ta luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nhiều lý do:
- Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ em, đặc biệt là sữa non trong những ngày đầu.
- Cho con bú là cơ sở để nảy nở tình cảm mẹ con, tạo ra sự âu yếm, quấn quít mẹ con.
- Cho con bú sữa mẹ cũng là một phương pháp tránh thai trong những tháng đầu sau đẻ.
2.1. Bắt đầu cho con bú khi nào?
- Cho con bú càng sớm càng tốt. Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi đẻ. Cho con bú có thể chậm hơn nếu tình trạng sức khoẻ của người mẹ hay của trẻ chưa thật tốt (người mẹ phải mổ lấy thai, trẻ đang được hồi sức tích cực...). Cho bú sớm đãgiúp cho trẻ sử dụng được sữa non là thứ sữa rất phù hợp sinh lý với trẻ. Ngoài ra động tác bú đã kích thích tuyến vú chế tiết sữa nhanh và nhiều. Cho bú sớm là thời điểm người mẹ tiếp xúc với con hết sức thuận lợi về mặt tâm lý. Cho bú sớm còn giúp tử cung có tốt, hạn chế băng huyết.
2.2. Số lần cho bú
- Chính đứa trẻ điều chỉnh số lần cho bú trong một ngày. Trong những ngày đầu số lần cho bú nhiều hơn, từ 7 đến 9 lần. Cho đứa trẻ bú cả hai vú, mỗi lần cho bú không nên quá 15 phút. Các lần cho bị cách nhau từ 2 đến 3 giờ, nhưng tốt nhấtcho bú mỗi khi trẻ đòi bú. Không cần đánh thức trẻ để cho bú theo những gió nhất định, cũng không nên cho trẻ bú mau quá. Sau vài ngày chính cảm giác đói của đứa trẻ tự điều hoà số lần bú và khoảng cách các lần bú. Người ta tránh cho trẻ bú đêm để tạo điều kiện cho người mẹ được nghỉ ngơi. Để kiểm tra xem trẻ bú có đủ hay không, người ta sẽ cân đứa trẻ. Mỗi ngày cần một lần là đủ. Nếu thấy cân nặng của trẻ tăng lên đều đặn là bằng chứng trẻ đã được nuôi dưỡng tốt, bú đầy đủ.
2.3. Một số quy tắc vệ sinh áp dụng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
- Vệ sinh tại chỗ: hàng ngày phải rửa vú bằng xà phòng, rửa tay trước khi cho bú, rửa sạch đầu vú bằng nước chín để nguội trước và sau khi cho bú. Cần vắt bỏ vài giọt sữa trước khi cho bú. Sau khi cho bú các đầu vú cần được bảo vệ, được che bằng miếng vải xô khô, sạch. Không nên dùng các áo nịt vú bằng nilon, sợi tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.
- Tư thế cho con bú: người mẹ có thể cho con bú ở tư thế ngồi hay tư thế nằm. Khi cho bú phải cho trẻ ngậm kín quầng vú.
- Chế độ ăn cho người mẹ: nhu cầu năng lượng tăng 25% so với lúc bình thường, khoảng 500 calo. Lưu ý cho bà mẹ uống nhiều nước, ăn thêm protein (thịt, cá, trứng, sữa....). Bên cạnh đó nên cho bà mẹ sử dụng thêm calci và sắt. Bà mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá....
2.4. Những trường hợp không được cho con bú
- Không có nhiều chống chỉ định cho con bú. Trong một số bệnh lý, người bệnh không được cho con bú như bị bệnh tim, lao đang tiến triển, bị nhiễm HIV, bị bệnh tâm thần không có khả năng chăm sóc con.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HAY GẶP KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
3.1. Đau rát ở núm vú
- Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm giác phong phú, do vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực. Khi đứa trẻ mút vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bị các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút vào núm vú. Đau tăng dần qua các lần cho bú trong 3,4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là một hiện tượng bình thường, cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Trong nhiều trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Người mẹ không cần làm gì đặc biệt,nếu có thì chỉ là xoa bóp hai đầu vú. Nguy cơ của hiện tượng này là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, có thể dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng đó rơi vào vòng xoắn bệnh lý.
3.2. Tụt núm vú
- Tụt núm vú không phải là chống chỉ định cho con bú vì khi bú đứa trẻ ngậm rộng racả quầng vú. Sau một số lần bú, sức mút của đứa trẻ có thể kéo hai núm vú ra một cách hoàn hảo. Nếu vẫn thực sự còn khó khăn, người mẹ có thể giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi cho trẻ bú.
3.3. Vú tự chảy sữa khi không cho bú
- Đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu tiên. Một vú tự chảy sữa khi trẻ đang bú vú bên kia, hai vú tự chảy khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ khóc hay không có nguyên nhân. Không cần phải xử trí đặc biệt, chỉ cần đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay ngay mỗi khi bị thấm ướt.
3.4. Ít sữa
- Ít sữa nguyên phát hay không có hiện tượng xuống sữa là hiếm gặp. Nó thường gặp trong trường hợp có thương tổn vùng dưới đồi, tuyến yên. Không nên nhầm với những trường hợp xuống sữa ít do cho con bú chậm hay không muốn cho con bú.
- Ít sữa thứ phát sau khi đã có xuống sữa bình thường rất hay gặp. Nó liên quan tới sự mệt mỏi của người mẹ, bị xúc động (con bị ốm), thay đổi nhịp điệu sống (đổi chỗ ở, đi làm), ít sữa thứ phát thường không kéo dài nếu người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa. Người thầy thuốc cần:
- Giải thích hiện tượng cho người mẹ, an ủi người mẹ rằng sữa sẽ về để người mẹ yên tâm.
- Khuyên người mẹ hãy cho con bú nhiều hơn nữa, hạn chế đến mức tối đa số lần cho bú bình.
- Sau khi cho bú, vắt sạch vú để kích thích tạo ra sữa mới.
- Yêu cầu người mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều hơn, nước hoa quả, sữa.
- Có thể cho người mẹ dùng Galactogil (3 thìa canh mỗi ngày), Primperan (metoclopramide, 10mg, 3 lần mỗi ngày).
3.5. Nứt đầu vú
Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài, mặc áo lót bằng chất liệu nilon.
- Biểu hiện của nứt đầu vú là:
- Đầu vú đau khi trẻ bú
- Đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt.
- Cuối cùng có thể có những vết loét ở đầu núm vú hay ở chân núm vú.
- Toàn bộ núm vú bị đỏ rựa, chảy máu mỗi khi cho trẻ bú.
– Điều trị:
- Để hở vú tiếp xúc với không khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bối các mỡ có chứa vitamin A và E, bôi dung dịch eosin 1%.
- Tạm ngừng cho bú bên bị đau trong 6 đến 12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.
- Nếu thương tổn không đỡ, cần phải tìm nguyên nhân do nấm gây tra miệng ở trẻ. Nếu có phải điều trị cho cả mẹ và con.
3.6. Cương vú
- Cương vú có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú. Các yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu (trẻ nhẹ cân hay yếu), người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa. Biểu hiện lâm sàng là toàn bộ vú cương, căng tức, đau, đôi khi bị sốt (quanh 38°C). Điều trị là xoa bóp, chườm nóng vú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Có thể chỉ định dùng oxytoxin tiêm bắp (4 đơn vị chia 2 lần mỗi ngày). Phải điều trị thật tốt cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và áp xe vú.
3.7. Viêm bạch mạch vú
- Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nếu người ta điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú giảm đi. Mầm bệnh là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm xâm nhập qua thương tổn ở đầu vú để gây bệnh.
- Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể. Sữa không bị nhiễm trùng, cho nên vẫn cho trẻ bú được. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao (có thể tới 40°C), rét run. Bên vú bị thương tổn sưng phồng, căng và rất đau. Trên vú người ta thấy một vùng đó khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào. Khám nách có hạch tròn, đau, di động ở nách.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, chườm nóng tại chỗ, giảm đau (paracetamol 3g trong 24 giờ). Tăng cường cho trẻ bú bên bị bệnh (10-12 lần trong 24 giờ). Sau khi cho bú phải vắt sạch sữa, có thể dùng thêm oxytoxin tiêm bắp. Nếu sau 24 giờ các dấu hiệu không mất đi, nên cho dùng thêm kháng sinh.
3.8. Viêm ống dẫn sữa
- Thông thường viêm ống dẫn sửa xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch. Người bệnh sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa (dấu hiệu Budin).
- Để người bệnh nghỉ ngơi tại giường. Không cho con bú bên bị thương tổn, vắt sữa bỏ đi. Nên lấy sữa này xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh có tác dụng lên tụ cầu như Rovamycin trong thời gian 15 ngày, phối hợp với các thuốc chống viêm. Dưới tác dụng của điều trị, viêm ống dẫn sữa có thể khỏi hay tiến triển thành áp xe.
3.9. Áp xe vú
- Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Người bệnh sốt cao, vú có vùng sưng, nóng, đỏ, đau. Điều trị bằngcách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian áp xe không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.
4. CAI SỮA
Nên cho bú kéo dài từ 18-24 tháng. Lúc này trẻ đã ăn thêm nhiều thức ăn khác. Số lần cho bú giảm dần đi. Giảm sốlần cho bú cho đến lúc ngừng cho hắn cho bú sẽ làm cạn sữa.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Đa phần thì âm đạo tiết dịch là hiện tượng bình thường nhưng đôi khi, một số thay đổi về màu sắc của khí hư lại báo hiệu vấn đề đang xảy ra ở vùng kín.
Viêm da tiết bã gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi da đầu khô và có nhiều mảng vảy da vàng, nâu hoặc chứa dầu. Tình trạng này là vô hại và thường tự biến mất trong khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn.
Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
- 1 trả lời
- 3475 lượt xem
-Thưa bác sĩ, uống sữa tươi chưa tiệt trùng khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1014 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 857 lượt xem
Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 468 lượt xem
Em sinh thường và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bé được hơn 1 tháng rồi mà vết khâu tầng sinh môn của em vẫn bị đỏ ngứa, viêm nhiễm rất khó chịu. Đi khám, bs cho uống kháng sinh Amoxycilin 500mg. Nhưng em cũng ngại dùng vì sợ thuốc này bài tiết vào sữa, ảnh hưởng đến em bé?
- 1 trả lời
- 3322 lượt xem
Đang chuẩn bị mang thai thì em bị viêm đường tiết niệu. Đi khám, bs phụ khoa kê thuốc cho em uống trong vòng 5 ngày: Scanax 500mg, Acid mefenamic 500mg và Domi tazoke. Bác sĩ cho em hỏi uống hết liều thuốc trên thì bao lâu em có thể thụ thai được ạ?