1

Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng nó thật gớm, nhưng ráy tai thực sự rất quan trọng trong việc giữ cho tai sạch và khỏe mạnh.
Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ Sự tích tụ ráy tai và cách loại bỏ

Nội dung chính bài viết:

  • Ráy tai là bã tiết bình thường của cơ thể, có tác dụng ngăn cản bụi và các dị vật nhỏ xâm nhập vào trong tai, bảo vệ màng nhĩ không bị hỏng.
  • Tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ cản trở thính lực của trẻ.
  • Nhiễm trùng tai khiến bé sốt và khó ngủ, có thể tiết dịch lỏng màu vàng hoặc nâu. Còn ráy tai tích tụ không gây ra các tình trạng trên.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào trong ống tai vì có thể gây thủng màng nhĩ và đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu ráy tai ở tai ngoài, hãy lau sạch bằng khăn bông.
  • Nếu có quá nhiều ráy tai tích tụ thường xuyên và cứng đầu, bác sĩ sẽ sử dụng 1 thìa nạo nhỏ bằng nhựa mỏng để loại bỏ ráy tai.

Nguyên nhân khiến ráy tai tích tụ trong tai là gì?

Các tuyến ráy tai trong tai tiết ra nó như là một cách để ngăn cản bụi và các hạt khác có thể làm hỏng màng nhĩ khi chúng đi vào trong tai. Thông thường, ráy tai phát triển, sau đó khô đi và di chuyển đến tai ngoài và được loại bỏ. Trong quá trình này, nó chặn các mảnh vụn từ ngoài và mang nó đi cùng. Đôi khi ráy tai tích tụ nhanh hơn tốc độ cơ thể có thể loại bỏ nó, và đó là khi sự tích tụ ráy tai có thể trở thành một vấn đề.

Ráy tai tích tụ có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ hay không?

Chắc chắn rồi. Khi ống tai của bé đầy ráy tai, thính giác của bé sẽ bị cản trở. (Chất lỏng bị mắc kẹt ở tai giữa cũng có thể gây mất thính giác trong hoặc sau khi bị nhiễm trùng tai). Nó cũng có thể gây ra đau tai.

Phân biệt triệu chứng do ráy tai tích tụ hay do nhiễm trùng tai?

Đôi khi thật khó để xác định, vì một đứa trẻ bị tích tụ ráy tai có thể chà xát tai, hoặc ngoáy sâu vào tai bằng những ngón tay, như thể bị viêm tai. Tuy nhiên, sự tích tụ ráy tai không gây sốt và khó ngủ như nhiễm trùng tai. Nếu bé có một lượng ráy tai lớn, bạn có thể nhìn thấy nó bằng cách soi vào tai của bé. Cũng có thể có một ít chất lỏng màu vàng hoặc nâu. (Chất lỏng do nhiễm trùng tai, có thể là mủ giống như sữa hoặc có máu) Nếu bạn lo lắng, hãy hẹn gặp bác sĩ để họ xem xét kỹ hơn.

Làm thế nào để loại bỏ ráy tai?

  • Khi mẹ bạn bảo bạn không bao giờ được đưa vào tai bất cứ thứ gì, bà ấy đã đúng; không cho bất cứ thứ gì (kể cả bông ngoáy tai) vào trong ống tai của bé để loại bỏ ráy tai. Bạn có thể làm thủng màng nhĩ của bé, và đẩy ráy tai vào sâu hơn.
  • Nếu có ráy tai ở tai ngoài của bé, có thể lau sạch bằng khăn bông hoặc, tốt hơn là khăn ướt. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bé đã bị tích tụ ráy tai, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu đó có phải là vấn đề hay không, và có thể loại bỏ nó một cách an toàn bằng cách cho vào tai bé một chất lỏng ấm, làm lỏng ráy tai và cho phép nó tự đi ra.
  • Bác sĩ có thể cần phải loại bỏ ráy tai cứng đầu bằng một dụng cụ bằng nhựa mỏng gọi là thìa nạo; điều này không ảnh hưởng gì cả. Nếu con của bạn thường xuyên tạo ra quá nhiều ráy tai, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp rửa đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
  • Ráy tai sẽ trở nên đặc hơn bất cứ khi nào với một người bị mất nước. Do đó, hãy chắc chắn rằng con bạn luôn uống đủ nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Cách đo thân nhiệt cho bé chuẩn nhất
Cách đo thân nhiệt cho bé chuẩn nhất

Nếu bạn nghi ngờ con bị sốt, điều quan trọng nhất là phải biết chính xác mức nhiệt độ của bé, vì thế bạn cần có một nhiệt kế kỹ thuật số chất lượng.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1630 lượt xem

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2956 lượt xem

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  675 lượt xem

Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây