1

So sánh Humulin N và Novolin N

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể gây tổn hại đến tim và mạch máu, ngoài ra còn có thể dẫn đến đột quỵ, suy thận và mù lòa. Humulin N và Novolin N là những loại thuốc tiêm giúp làm giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường.
So sánh Humulin N và Novolin N So sánh Humulin N và Novolin N

Humulin N và Novolin N đều thuộc nhóm insulin. Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách truyền tín hiệu đến các tế bào cơ và mỡ để báo cho các tế bào lấy đường từ máu. Đồng thời, insulin còn báo cho gan ngừng giải phóng đường vào máu, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu. Mặc dù thuộc cùng nhóm thuốc nhưng Humulin N và Novolin N vẫn có một số điểm khác nhau.

Humulin N và Novolin N là gì?

Humulin N và Novolin N là hai biệt dược (tên thương mại) của insulin NPH. Insulin NPH là một loại insulin tác dụng trung bình. Insulin tác dụng trung bình tồn tại trong cơ thể lâu hơn so với insulin tự nhiên được tạo ra bởi tuyến tụy.

Cả Humulin N và Novolin N đều có dạng lỏng được đựng trong lọ để sử dụng cùng bơm kim tiêm. Humulin N còn có dạng ống dùng cho bút tiêm insulin có tên là KwikPen.

Người bệnh có thể mua Novolin N hoặc Humulin N tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ nhưng cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng để xem hai loại thuốc này có phù hợp với mình hay không và liều dùng là bao nhiêu.

Bảng so sánh Humulin N và Novolin N

Bảng dưới đây là một số thông tin cơ bản về Humulin N và Novolin N.

  Humulin N Novolin N
Hoạt chất Insulin NPH Insulin NPH
Công dụng Kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường.
Thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn Thuốc không kê đơn* Thuốc không kê đơn*
Thuốc gốc Không có Không có
Dạng bào chế Dung dịch lỏng, có cả dạng lọ để dùng cùng bơm kim tiêm và dạng ống để dùng cho bút tiêm KwikPen. Dung dịch lỏng, chỉ có dạng lọ để dùng cùng bơm kim tiêm.
Liều dùng Liều dùng tùy thuộc vào chỉ số đường huyết của người bệnh và phạm vi đường huyết cần duy trì. Bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng cụ thể. Liều dùng tùy thuộc vào chỉ số đường huyết của người bệnh và phạm vi đường huyết cần duy trì. Bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng cụ thể.
Đường dùng thuốc Tiêm vào mô mỡ dưới da ở bụng, đùi, mông hoặc bắp tay. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc cùng máy bơm insulin. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc cùng máy bơm insulin.
Thời gian phát huy tác dụng Đi vào máu từ 2 đến 4 giờ sau khi tiêm Đi vào máu từ 2 đến 4 giờ sau khi tiêm
Thời gian duy trì tác dụng Khoảng 12 đến 18 giờ Khoảng 12 đến 18 giờ
Thời gian đạt hiệu quả tối đa 4 đến 12 giờ sau khi tiêm 4 đến 12 giờ sau khi tiêm
Tần suất sử dụng Bác sĩ sẽ cho biết tần suất sử dụng cụ thể. Tần suất sử dụng thuốc trong mỗi ca bệnh là khác nhau. Bác sĩ sẽ cho biết tần suất sử dụng cụ thể. Tần suất sử dụng thuốc trong mỗi ca bệnh là khác nhau.
Sử dụng lâu dài hay ngắn hạn? Dùng để điều trị bệnh tiểu đường về lâu dài. Dùng để điều trị bệnh tiểu đường về lâu dài.
Bảo quản

Lọ hoặc KwikPen chưa mở: Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (36°F đến 46°F).

Lọ đã mở: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C (86°F). Hạn sử dụng lọ Humulin N đã mở là 31 ngày.

KwikPen đã mở: Không bảo quản lạnh KwikPen đã mở. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C (86°F). Hạn sử dụng KwikPen đã mở là 14 ngày.

Lọ chưa mở: Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (36°F đến 46°F).

Lọ đã mở: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C (77°F). Hạn sử dụng lọ Novolin N đã mở là 42 ngày.

Tác dụng phụ

Humulin N và Novolin N có các tác dụng phụ tương tự nhau. Các tác dụng phụ phổ biến nhất gồm có:

  • Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp)
  • Dị ứng
  • Phản ứng tại vị trí tiêm
  • Da dày lên tại vị trí tiêm
  • Ngứa
  • Phát ban
  • Tăng cân
  • Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp). Các triệu chứng gồm có:
  • Yếu cơ
  • Chuột rút cơ

Mặc dù hiếm gặp nhưng Humulin N và Novolin N có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sưng phù ở bàn tay và bàn chân do tích nước
  • Thay đổi về thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc mất thị lực
  • Suy tim. Các triệu chứng gồm có:
  • Hụt hơi
  • Tăng cân đột ngột

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là phản ứng giữa một loại thuốc với một loại thuốc khác hoặc với thực phẩm chức năng, thảo dược hay thực phẩm tự nhiên. Đôi khi, tương tác thuốc gây hại và có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc trong cơ thể. Humulin N và Novolin N có tương tác thuốc tương tự nhau.

Humulin N và Novolin N có thể gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp) nếu sử dụng cùng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc trị tiểu đường khác
  • fluoxetine – một loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm
  • Thuốc chẹn beta – nhóm thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp, gồm có các loại thuốc:
    • metoprolol
    • propranolol
    • labetalol
    • nadolol
    • atenolol
    • acebutolol
    • sotalol
  • Thuốc kháng sinh nhóm sulfonamide như sulfamethoxazole

Lưu ý, thuốc chẹn beta và các loại thuốc điều trị cao huyết áp khác, chẳng hạn như clonidine, có thể khiến người bệnh khó phát hiện các triệu chứng của hạ đường huyết.

Humulin N và Novolin N có thể bị giảm hiệu quả nếu sử dụng cùng các loại thuốc sau:

  • Các biện pháp tránh thai nội tiết, bao gồm thuốc tránh thai đường uống
  • Corticoid
  • Niacin (vitamin B3)
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp như:
    • levothyroxin
    • liothyronin

Humulin N và Novolin N có thể gây giữ nước trong cơ thể và làm cho bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng một trong hai loại thuốc này cùng với thuốc điều trị suy tim như pioglitazone và rosiglitazone.

Cảnh báo đối với người có bệnh lý khác

Những người mắc bệnh thận hoặc bệnh gan sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn khi sử dụng Humulin N hoặc Novolin N. Nếu mắc bệnh thận hoặc bệnh gan và phải sử dụng một trong hai loại thuốc này, người bệnh sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

Sử dụng khi mang thai và cho con bú

Cả Humulin N và Novolin N đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là điều đặc biệt quan trọng trong thời gian mang thai. Lượng đường trong máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như cao huyết áp và dị tật bẩm sinh.

Nếu người bệnh đang sử dụng Humulin N hoặc Novolin N và muốn cho con bú thì cần trao đổi với bác sĩ. Có thể sẽ phải điều chỉnh liều dùng thuốc. Insulin có thể đi qua sữa mẹ vào cơ thể trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cả Humulin N và Novolin N đều được coi là những loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.

Hiệu quả

Cả Humulin N và Novolin N đều có hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu. Kết quả từ một nghiên cứu về Humulin N cho thấy thời gian trung bình để thuốc đạt hiệu quả tối đa là 6,5 giờ sau khi tiêm. Novolin N đạt hiệu quả tối đa trong vòng từ 4 đến 12 giờ sau khi tiêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: Humulin N, Novolin N
Tin liên quan
Humulin R (insulin người): Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Humulin R (insulin người): Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Humulin R là một loại thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 để kiểm soát lượng đường trong máu.

So sánh thuốc điều trị tiểu đường Ozempic và Victoza
So sánh thuốc điều trị tiểu đường Ozempic và Victoza

Ozempic và Victoza là những loại thuốc được sử dụng để giảm lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 và giảm nguy cơ biến cố tim mạch ở người mắc đồng thời cả bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hai loại thuốc này có một số điểm khác biệt.

So sánh Humalog và Novolog
So sánh Humalog và Novolog

Humalog và Novolog đều là những loại insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Không giống như các loại thuốc trị tiểu đường dạng uống, insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

Liều dùng Humulin R là bao nhiêu?
Liều dùng Humulin R là bao nhiêu?

Liều dùng Humulin R phụ thuộc vào một số yếu tố như loại bệnh tiểu đường và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có bị kháng insulin hay không, hàm lượng Humulin R, tuổi tác, chế độ ăn,...

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây