1

Rối loạn giọng - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA

Rối loạn giọng là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ, chất lượng giọng.

2. NGUYÊN NHÂN

Rối loạn giọng có thể do các nguyên nhân mang tính hành vi và các tổn thương thực thể tại thanh quản.

2.1. Các nguyên nhân hành vi

2.1.1. Lạm dụng giọng nói, sử dụng giọng nói không hợp lý

Lạm dụng giọng nói hoặc sử dụng giọng nói không hợp lý đưa đến rối loạn giọng trong các bệnh lý sau:

  •  Rối loạn giọng căng cơ không có tổn thương niêm mạc dây thanh.
  •  Các bệnh lý niêm mạc dây thanh: hạt xơ dây thanh, phù nề dây thanh, polyp dây thanh, u hạt, loét tiếp xúc, viêm thanh quản mạn tính.

2.1.2. Nguyên nhân tâm lý - tâm thần

  •  Rối loạn giọng do căn nguyên tâm lý - tâm thần.
  •  Rối loạn giọng tuổi dậy thì.
  •  Các rối loạn giọng do chuyển giới tính.

2.2. Tổn thương thực thể tại thanh quản

2.2.1. Bất thường cấu trúc thanh quản

a. Bẩm sinh

  •  Màng chân vịt.
  •  Rãnh dây thanh.

b. Mắc phải

  •  Chấn thương thanh quản.
  •  Sẹo hẹp đường thở.
  •  Rối loạn giọng tuổi già.

2.2.2. Các nguyên nhân thần kinh - cơ

  •  Liệt thần kinh quặt ngược thanh quản.
  •  Bệnh lý thần kinh trung ương: Liệt nửa người, nhồi máu não, Parkinson...
  •  Co cứng cơ thanh quản cục bộ.
  •  Bệnh nơ-ron vận động (ví dụ: xơ cột bên teo cơ).
  •  Xơ hóa rải rác.
  •  Hội chứng Guillain-Barré.
  •  Bệnh nhược cơ.
  •  Bệnh Wilson.

2.2.3. Các nguyên nhân nội tiết

  •  Chậm phát triển sinh dục ở nam giới.
  •  Nam hóa giọng nữ.
  •  Tác dụng phụ của thuốc (steroid, nội tiết tố...).

2.2.4. U lành tính và ác tính của thanh quản: Nang, papilloma, ung thư...

2.2.5. Các viêm nhiễm tại thanh quản

  •  Viêm thanh quản cấp tính, mạn tính.
  •  Các bệnh tự miễn.
  •  Viêm khớp dạng thấp.
  •  Trào ngược dạ dày - thực quản.
  •  Phản ứng dị ứng.
  •  Viêm đặc hiệu: Nấm thanh quản, lao thanh quản, giang mai thanh quản.

2.2.6. Các nguyên nhân của đường phát âm

 Dị hình hốc mũi, ngạt mũi, khe hở hàm ếch.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

a. Đánh giá giọng nói

− Thầy thuốc lắng nghe người bệnh phát âm để đánh giá tình trạng giọng nói, phát hiện các rối loạn về âm vực, cao độ, cường độ, chất giọng. Rối loạn giọng có thể biểu hiện bằng các rối loạn như sau:

  •  Âm vực: Âm vực nghẹt, âm vực cao, dịch chuyển âm vực.
  •  Cao độ: Giọng quá ồm hoặc quá cao, gián đoạn cao độ, khó phát âm tần số cao, khó thay đổi cao độ, giọng đôi...
  •  Cường độ: Không nói to được, khó thay đổi cường độ.
  •  Chất giọng: Chất giọng thở, giọng thô ráp, giọng khàn, giọng nghẹt...

b. Soi thanh quản

  •  Sử dụng ống nội soi quang học (optic) hoặc ống soi thanh quản để đánh giá hình thái thanh quản.
  •  Để đánh giá chức năng phát âm của thanh quản, cần soi thanh quản bằng nguồn sáng nhấp nháy, gọi là soi hoạt nghiệm thanh quản.

3.1.2. Cận lâm sàng

  •  Chụp X quang vùng cổ và thanh quản khi nghi ngờ tổn thương choán chỗ, bất thường khung sụn thanh quản, chấn thương thanh quản... Tùy điều kiện và chỉ định mà cho chụp thường quy, cắt lớp vi tính, hay cộng hưởng từ cho phù hợp.
  •  Phân tích âm của giọng nói: Giúp đánh giá khách quan giọng nói, theo dõi tiến triển của bệnh sau khi điều trị.
  •  Đo điện cơ thanh quản: Để chẩn đoán các rối loạn giọng do nguyên nhân thần kinh.
  •  Đo luồng khí qua thanh môn khi phát âm: Giúp đánh giá các thông số khí động học của giọng nói như áp lực hạ thanh môn, thể tích khí lưu thông qua thanh môn khi phát âm.
  •  Thanh môn đồ (electroglottography): Đánh giá chu kỳ rung động của dây thanh.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt được đặt ra khi cần phân định giữa các rối loạn giọng có nhiều đặc điểm giống nhau.

  •  Rối loạn giọng căng cơ đơn thuần với bệnh co cứng cơ thanh quản do nguyên nhân thần kinh.
  •  Rối loạn giọng do tâm lý với tổn thương thần kinh - cơ thanh quản.
  •  Quá sản đơn thuần với ung thư thanh quản.
  •  Rối loạn giọng tuổi dậy thì với rối loạn giọng do rối loạn nội tiết tố sinh dục.
  •  Phân biệt giữa các tổn thương viêm thông thường với viêm đặc hiệu như lao thanh quản, nấm thanh quản.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Điều trị nguyên nhân là chủ yếu.
  •  Bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và khôi phục chức năng của thanh quản.
  •  Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, đúng chỉ định, đúng giai đoạn của bệnh.
  •  Có biện pháp dự phòng tái phát.

4.2. Phác đồ điều trị

 

 

4.3. Điều trị cụ thể

4.3.1. Điều trị nội khoa

- Tùy nguyên nhân mà chỉ định dùng thuốc phù hợp. Thuốc điều trị nội khoa các rối loạn giọng nói gồm các nhóm sau:

  •  Kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc điều trị lao.
  •  Steroid và các thuốc chống viêm không steroid.
  •  Thuốc chống dị ứng.
  •  Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
  •  Thuốc tác động lên hệ thần kinh.

- Đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm: đường toàn thân (tiêm hoặc uống), đường tại chỗ (bơm thuốc thanh quản, khí dung họng - thanh quản).

4.3.2. Trị liệu giọng nói - ngôn ngữ (luyện giọng)

Chỉ định trong các trường hợp:

  •  Rối loạn giọng nói không có tổn thương thực thể tại thanh quản.
  •  Rối loạn giọng có tổn thương thực thể kèm theo rối loạn chức năng phát âm, tổn thương thực thể do các nguyên nhân hành vi (hạt xơ dây thanh).
  •  Trước và sau phẫu thuật thanh quản.
  •  Điều trị hỗ trợ rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh (liệt hồi quy...).

4.3.3. Phẫu thuật

Tùy loại tổn thương và giai đoạn của tổn thương mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

a. Chỉ định phẫu thuật

  •  Tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh do nguyên nhân hành vi đã điều trị nội khoa và trị liệu giọng nói không hiệu quả: polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, phù Reinke.
  •  Tổn thương cấu trúc dây thanh không có chỉ định điều trị bảo tồn: nang dây thanh, rãnh dây thanh, màng chân vịt, papilloma thanh quản.
  •  Rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh đã điều trị bảo tồn không kết quả: liệt dây thanh, rối loạn giọng co cứng.
  •  Rối loạn giọng do chấn thương thanh quản làm gãy vỡ, di lệch khung sụn thanh quản.

b. Nguyên tắc phẫu thuật điều trị rối loạn giọng

  •  Chỉ định mổ đúng tổn thương và đúng giai đoạn của bệnh.
  •  Can thiệp tối thiểu vào cấu trúc của dây thanh để bảo tồn tối đa lớp niêm mạc dây thanh, giúp phục hồi sóng niêm mạc.
  •  Trước và sau mổ cần có trị liệu giọng nói - ngôn ngữ để phục hồi chức năng phát âm.

c. Một số loại phẫu thuật điều trị rối loạn giọng

  •  Vi phẫu thanh quản điều trị các tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh như hạt xơ, polyp, nang, phù Reinke.
  •  Phẫu thuật làm phồng dây thanh điều trị các bệnh teo dây thanh, rãnh dây thanh, liệt dây thanh: bơm mỡ tự thân, collagen...
  •  Phẫu thuật trên khung sụn của thanh quản (chỉnh hình, cấy ghép).
  •  Phẫu thuật phục hồi giải phẫu và sinh lý thanh quản do sẹo hẹp.
  •  Phẫu thuật tác động lên hệ thống thần kinh - cơ thanh quản: tiêm Botulinum toxin A, ghép nối dây thần kinh...
  •  Các phương pháp phẫu thuật khác: laser, dụng cụ cắt hút (microdebrider)...

4.3.4. Các phương pháp điều trị khác

 Đối với tổn thương ác tính tại thanh quản, cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tổn thương và giai đoạn của bệnh như phẫu thuật, xạ trị, điều trị hóa chất...

4.3.5. Giáo dục và tư vấn về sử dụng giọng

 Người bệnh cần được tư vấn và giáo dục về cách sử dụng giọng nói hợp lý, tình trạng rối loạn giọng của bản thân, hướng điều trị, cách chăm sóc giọng nói, cách dự phòng tái phát.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Rối loạn nước điện giải - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Rối loạn kiềm toan ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Rối loạn Can xi và Ma giê máu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Rối loạn Can xi và Ma giê máu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?

Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?

Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?

Các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương nhưng đôi khi, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen, lối sống hàng ngày.

Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?
Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?

Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người lựa chọn để nâng cao sức khỏe, giảm mỡ và đồng thời tăng cường cơ bắp chân. Tuy nhiên, bạn có biết đạp xe có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cương dương?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1075 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 6 tuần tuổi sao hay bị ra huyết giống hành kinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1628 lượt xem

Lúc thai được 4 tuần, em bị ra máu nâu, nhưng ít. Thai 5 tuần, em đi khám lại, bs nói là chưa có phôi thai, tim thai, thai phát triển chậm (tuần đầu 3mm, tuần sau chỉ lên 6mm). Đến tuần thứ 6, em bị đau lưng trái bên dưới và ra nhiều cục máu đỏ thẫm, giống như hành kinh. Em định chờ thai đủ 7 tuần mới đi khám (vì mỗi lần khám đầu dò em ra huyết nhiều hơn). Mong bs cho em lời khuyên với ạ?

Có loại thuốc nào giống thuốc bổ PM Kiddiecal mà ở dạng nước cho bé hơn 3 tháng dễ uống không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem

Bé nhà em hiện được 3 tháng tuổi. Khi cho bé đi khám bệnh thì bác sĩ có kê cho bé thuốc bổ PM Kiddiecal. Thuốc này phải hòa vào nước nhưng khi hòa thì thuốc không tan hết khiến bé cứ khóc và nhè ra, không chịu uống. Có loại thuốc nào giống PM Kiddiecal mà ở dạng nước cho cháu dễ uống không, thưa bác sĩ?

Rối loạn dung nạp đường thai, có nên dùng sữa bầu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  395 lượt xem

Mang thai 28 tuần, em đi siêu âm tại Bv cho chỉ số như sau: BPD: 78mm, FL: 53mm, TAD: 77mm. Kết quả nghiệm pháp dung nạp đường lúc đói: 4.5 mmol/L. Đường huyết sau 1 giờ: 10.2 mmol/L. Đường huyết sau 2 giờ: 9.4mmol/L - Bs chẩn đoán: rối loạn dung nạp đường thai. Hiện tại, em cũng đang dùng obimin plus. Khoảng 2 tháng trước, em liên tục dùng sữa bầu similac mom, sữa tươi không đường và 1 yaour có đường. Giờ, em đã tự đổi thành sữa bầu Meji của Nhật và không dùng yaour nữa - Bs cho em hỏi: nếu dùng sữa bầu Meji hay sữa tươi không đường thì liều lượng thế nào trong 1 ngày là phù hợp với em? Về chế độ ăn, uống, trái cây... cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên thế nào ạ? Còn chiều dài xương đùi của bé như trên có ngắn không, thưa bs?

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  955 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây