1

Phẫu thuật vạt điều trị viêm quanh implant - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG:

Là kỹ thuật phẫu thuật nhằm loại bỏ mô viêm quanh để bảo tồn implant nha khoa

II. CHỈ ĐỊNH

Khi các phương pháp điều trị bảo tồn bằng cơ học (Implant curettes, Air Powder Polishing) không mang lại hiệu quả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
  •  Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật

  •  Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

  •  Bộ phẫu thuật trong miệng.
  •  Bộ dụng cụ nạo (Curettes)
  •  Bộ dụng cụ làm sạch bề mặt implant
  •  Máy khoan Implant.

2.2. Thuốc và vật liệu

  •  Thuốc tê.
  •  Kháng sinh
  •  Dung dịch sát khuẩn.
  •  Nước muối sinh lý.
  •  Kim, chỉ khâu...

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định.
  •  Phim X quang xác định tình trạng viêm quanh implant.
  •  Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án:

2. Kiểm tra người bệnh:

  • Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: gây tê tại chỗ.

- Bộc lộ vạt vùng implant bị viêm:

  •  Rạch niêm mạc màng xương vùng quanh impant bi tiêu xương.
  •  Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt implant vùng bị tiêu xương.
  •  Dùng bộ dụng cụ nạo vét làm sạch mô hạt vùng implant bị ảnh hưởng.
  •  Làm sạch bề mặt Implant bị lộ (bằng Laser, thổi cát, chất hóa học...).
  •  Làm nhẵn, đánh bóng bề mặt vùng implant bị viêm nhiễm gây tiêu xương.
  •  Có thể ghép tái sinh mô quanh implant nếu có chỉ định.
  •  Khâu đóng vạt.

4. Sau phẫu thuật

  •  Kháng sinh toàn thân.
  •  Nước súc miệng chứa Chlorhexidine (0.2%) x 4 tuần.
  •  Gọi người bệnh quay lại khám sau 1, 3, 6, 12 tháng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

  •  Trong phẫu thuật.
  •  Sốc phản vệ: điều trị chống sốc.
  •  Chảy máu: cầm máu.
  •  Sau phẫu thuật.
  •  Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, tại chỗ và chăm sóc vết thương
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật Sauve Kapandji và điều trị viêm khớp quay trụ dưới - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị viêm xương đốt sống - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị viêm xoang hàm do răng
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Tin liên quan
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay và bàn chân
Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay và bàn chân

Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  640 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  773 lượt xem

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây