Phẫu thuật vá da diện tích 5-10 cm2 - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật sử dụng mảnh da dày hoặc mỏng ghép cho các vùng khuyết da 5-10cm. Tùy thuộc vào vị trí, chức năng vùng khuyết da mà lựa chọn mảnh ghép da dày hay mỏng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vá da dày: Với những vùng tỳ đè, cầm nắm.
- Vá da mỏng: Tại những vị trí da mỏng, không có chức năng cầm nắm, tỳ đè chịu lực.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vùng khuyết da tổ chức hạt mọc chưa tốt.
- Vùng khuyết da còn tình trạng viêm, nhiễm trùng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên ngoại khoa chung đã được đào tạo vá da.
2. Người bệnh: Chuẩn bị bệnh án, hồ sơ đầy đủ thủ tục hành chính.
3. Phương tiện: Dao lấy da dày hoặc mỏng, bộ dụng cụ phẫu thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Tùy thuộc vào vị trí lấy mảnh ghép, vùng khuyết da.
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ.
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá chức năng vùng khuyết da để quyết định vá da dày hay mỏng.
- Đánh giá diện tích vùng khuyết da.
- Gây tê tại chỗ vùng lấy da:
- Lấy da dày: Da đầu, da bụng, nếp bẹn là những vị trí hay sử dụng.
- Lấy da mỏng: Da cánh tay, cẳng tay, đặc biệt da mặt ngoài đùi.
- Làm sạch mảnh ghép
- Mảnh ghép da dày: Làm sạch tổ chức mỡ, tổ chức dưới da.
- Mảnh ghép da mỏng: Làm sạch tổ chức máu, fibrin mặt trong.
- Làm sạch vùng khuyết da bằng nước muối sinh lý, thấm khô.
- Vá da dày:
- Đặt mảnh ghép vào vùng khuyết da, khâu các mép mảnh ghép mép vết thương.
- Đặt gạc dày ép lên vùng ghép da, cố định bằng khâu hoặc băng chun.
- Vá da mỏng: Trải đều mảnh ghép lên vùng khuyết da, tránh nhầm mặt trong và mặt ngoài.
- Cố định mảnh ghép bằng gạc mỡ, băng chun.
- Thay băng sau 3-5 ngày.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi băng vết thương.
- Tình trạng mảnh ghép.
2. Xử trí tai biến:
- Mảnh ghép bị hoại tử: Đánh giá lại tổ chức hạt, nếu chưa tốt cần thay băng, kích thích tổ chức hạt mọc.
- Nhiễm trùng: Loại bỏ mảnh ghép nếu cần thiết, thay băng, khi tình trạng ổn định mới quyết định ghép.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 844 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 769 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 777 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 413 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 963 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!