1

Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm (điều trị đa tiết mồ hôi) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA

  • Mồ hôi cơ thể nếu chảy trên mức cần thiết sinh lý thi được gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhydrosis), hoặc chảy nhiều mồ hôi.
  • Bệnh tăng tiết mồ hôi có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ khu trú chủ yếu ở hai bàn tay, hai chân, hai nách hoặc kết hợp cả những vị trí khác nhau, bệnh có thể nặng hoặc nhẹ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Ra nhiều mồ hôi không rõ nguyên nhân hay nguyên phát mức độ III theo Krasna.
  •  Đối với các người bệnh đa tiết mồ hôi tay điều trị không hiệu quả

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ra nhiều mồ hôi thứ phát thường do các nguyên nhân hay gặp sau:

  •  Rối loạn nội tiết như bệnh cường giáp trạng hay bệnh phéochromocytoma.
  •  Sau điều trị nội tiết vì các bệnh ác tính như ung thư buồng trứng, tuyến vú...
  •  Béo phì
  •  Rối loạn tâm thần
  •  Bệnh ác tính hệ thống
  •  Bệnh nhiễm khuẩn cấp hay mãn tính (đặc biệt do lao)...
  •  Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện cho phép)
  •  Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định
  •  Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ mổ chính
  •  bác sĩ phụ mổ
  •  Y tá phụ mổ
  •  Bác sĩ gây mê
  •  Y tá phụ mê

2. Phương tiện

  •  Dàn máy nội soi
  •  Dụng cụ phẫu thuật bao gồm: 3 troca 5mm, camera 5mm, 1 panh kẹp ruột, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi, 1 kìm kẹp kim nội soi, 1 móc đốt điện.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh và gia đình được giải thích tình trạng bệnh và phương pháp phẫu thuật trước mổ
  •  Làm các xét nghiệm trước mổ: xét nghiệm cơ bản, đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, công thức máu, cấy máu ( nếu cần).

4. Hồ sơ bệnh án

  • Các yêu cầu của BYT

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh.
  •  Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh được gây mê và thông khí 2 phổi thông thường, hoặc thông khí 1 phổi nếu điều kiện cho phép.

  •  Bước 1: kê tư thế người bệnh: người bệnh nằm ngửa, kê độn dưới vai, 2 tay dang rộng, dàn nội soi ở phía đối diện bên mổ, phẫu thuật viên đứng cùng bên với bên mổ.
  •  Bước 2: đặt 1 troca 5 mm vào khoang màng phổi, bơm khí tùy theo cân nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.
  •  Bước 3: bóc tách khoang màng phổi, giải phóng phổi khỏi chỗ dính với màng phổi ở vị trí hạch giao cảm cần đốt, đặt thêm 2 troca 5 mm dùng dụng cụ 5 mm bóc tách.
  •  Bước 4: tìm và đốt hạch giao cảm ngực II,III, IV
  •  Bước 5: nở phổi và đóng ngực

-Tiến hành tương tự với bên đối diện

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi tình trạng phổi nở
  •  Theo dõi tình trạng ra mồ hôi tay và ra mồ hôi ở những vị trí khác

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Trong mổ:

  •  Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0
  •  Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu

- Sau mổ:

  •  Chảy máu: nếu huyết động ổn định cần đặt dẫn lưu theo dõi, cần mổ lại kiểm tra để cầm máu nếu chảy máu nhiều.
  •  Tràn khí nhiều: cần đặt dẫn lưu theo dõi, mổ lại khâu chỗ rò khí.
  •  Nếu ra mồ hôi tay tái phát cần nội soi lại kiểm tra đốt lại hạch giao cảm nếu cần.

- Các ghi chú nếu cần

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Phẫu thuật đặt điện cực sâu điều trị bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh Verneuil - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị thoát vị khe hoành - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt cổ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt cổ tử cung

Đôi khi, vì một số lý do nhất định mà phụ nữ sẽ cần phẫu thuật cắt đi cổ tử cung.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  695 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  612 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  633 lượt xem

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  573 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây