1

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được, thậm chí đôi khi chỉ cần đến các phương pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hầu hết mẹ bầu chắc chắn sẽ có tâm lý hoang mang, lo sợ rằng tình trạng này sẽ làm tăng rủi ro trong thời gian mang thai và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được, thậm chí đôi khi chỉ cần đến các phương pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục. Duy trì đường huyết ổn định trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp người bệnh có thai kỳ khỏe mạnh bình thường.

Dưới đây là một số điều cần biết bệnh tiểu đường thai kỳ và cách điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng bệnh.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai ở những phụ nữ không mắc tiểu đường trước đó.

Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng lượng đường trong máu cao xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc được phát hiện lần đầu trong thai kỳ.

Khi mang thai, cách cơ thể sử dụng insulin sẽ thay đổi. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, có nhiệm vụ giúp các tế bào hấp thụ và sử dụng glucose (đường) trong máu để tạo năng lượng.

Khi bắt đầu mang thai, các tế bào sẽ tự động phản ứng kém hơn với insulin, có nghĩa là hấp thụ đường từ máu kém hiệu quả hơn. Điều này nhằm giữ lại nhiều glucose trong máu để cung cấp cho thai nhi.

Ở một số phụ nữ, sự thay đổi này diễn ra quá mức và các tế bào ngừng phản ứng với insulin hoặc tuyến tụy không tạo đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến có quá nhiều đường tích tụ trong máu và kết quả là bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những thực phẩm nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ

Ăn uống lành mạnh

  • Ăn thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây hàng ngày
  • Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Chú ý đến kích thước khẩu phần ăn để tránh ăn quá nhiều.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng đến thuốc.

Nói chung, chế độ ăn uống nên gồm có nhiều thực phẩm giàu protein cùng một lượng vừa phải carbohydrate và chất béo. Ăn quá nhiều carbohydrate sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Nên chọn những nguồn carb tốt hay carb phức tạp như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ chứa tinh bột như khoai lang. Hạn chế tối đa những nguồn carb đơn giản như kẹo bánh và nước ngọt.

Chất dinh dưỡng

Bữa ăn hàng ngày nên gồm có protein, chất béo tốt và chất xơ. Ăn chủ yếu các loại thực phẩm tươi và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.

Nên chuẩn bị các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh để ăn mỗi khi thèm ăn vặt. Hạn chế các món ăn vặt kém lành mạnh như đồ chiên rán hay đồ ngọt. Nên ăn thực phẩm giàu protein vào cả bữa chính và bữa phụ để duy trì cảm giác no lâu, nhờ đó bớt cảm thấy thèm ăn những món có giá trị dinh dưỡng thấp.

Mặc dù mỗi phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng dung nạp carbohydrate khác nhau nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng để kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả thì lượng calo từ carbohydrate chỉ nên chiếm dưới 40% tổng lượng calo nạp vào cơ thể.

Tuy nhiên, nhu cầu và mức độ dung nạp carb của mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố như các loại thuốc đang dùng, cân nặng và khả năng kiểm soát đường huyêt.

Đồ ăn nhẹ

Các bữa ăn nhẹ trong ngày giúp giữ ổn định lượng đường trong máu và giúp thỏa mãn cơn thèm ăn vặt. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn trong bữa ăn nhẹ (và cả bữa ăn chính) khi bị tiểu đường thai kỳ:

  • Rau củ tươi: Có thể ăn sống (còn tùy vào loại rau) hoặc nấu chín. Để tăng cảm giác no, hãy kết hợp rau củ với các loại thực phẩm giàu protein, ví dụ như phô mai, hạt và quả hạch
  • Trứng: Trứng nguyên quả là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong khi lòng trắng trứng chỉ chứa chủ yếu là protein.
  • Bột yến mạch: nên chọn yến mạch nguyên cám loại cắt nhỏ (steel-cut) và ăn cùng các loại thực phẩm lành mạnh khác như hạt bí, sữa chua không đường hay quả mọng.
  • Trái cây tươi
  • Ức gà
  • Cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi.
  • Bánh mì nguyên cám
  • Sữa chua Hy Lạp không đường

Trái cây

Những người bị tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ, vẫn có thể ăn trái cây, miễn là ăn vừa phải.

Quả mọng là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường vì các loại trái cây này tương đối ít đường và giàu chất xơ. Có thể ăn quả mọng nguyên cả, xay sinh tố (không cho thêm đường) hoặc trộn cùng sữa chua và một số loại hạt để tăng hàm lượng protein.

Những thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Việc phải kiêng các món ăn yêu thích là điều không dễ dàng nhưng có rất nhiều lựa chọn thay thế lành mạnh hơn mà vẫn ngon miệng. Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm đã qua chế biến nhiều, chẳng hạn như bánh mì trắng và tất cả những đồ ăn chứa nhiều đường.

Cụ thể, những thực phẩm cần tránh gồm có:

  • Đồ ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn
  • Các loại bánh nướng, chẳng hạn như bánh quy, bánh bông lan, bánh kem, bánh mì
  • Đồ chiên
  • Đồ uống có đường, chẳng hạn như nước ngọt có ga, nước ép trái cây, trà sữa
  • Kẹo
  • Thực phẩm nhiều tinh bột, chẳng hạn như cơm, phở, mì, xôi

Nếu như không chắc chắn, mẹ bầu có thể cho bác sĩ biết về những loại thực phẩm thường hay ăn. Bác sĩ sẽ giúp xác định những thực phẩm đó có an toàn hay không và cần tránh những thực phẩm nào.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng của tiểu đường thai kỳ.

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho thai nhi tăng cân quá mức. Thai quá lớn có thể dẫn đến sinh khó do kẹt vai và xuất huyết nhiều khi sinh. Ngoài ra, mức đường huyết của trẻ thường sẽ không ổn định sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi mang thai.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ tự hết sau khi sinh nhưng đôi khi, lượng đường trong máu vẫn ở mức cao sau sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 trong tương lai. Cả mẹ và con đều cần xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi sinh.

Để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng của tiểu đường thai kỳ, hãy thực hiện đúng theo các khuyến nghị của bác sĩ trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào mức đường huyết.

Trong nhiều trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng mẹ bầu cũng có thể phải dùng các loại thuốc đường uống như metformin hoặc tiêm insulin để duy trì ổn định mức đường huyết.

Các cách để có thai kỳ khỏe mạnh

Đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, duy trì chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh là điều quan trọng nhất để có thai kỳ khỏe mạnh nhưng ngoài ra cũng cần thực hiện cả những biện pháp khác để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi:

  • Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày một tuần. Hãy kết hợp nhiều bài tập khác nhau, điều này vừa giúp tránh nhàm chán và vừa tăng hiệu quả tập luyện. Trao đổi với bác sĩ về chế độ tập luyện an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Không bỏ bữa: Để giữ ổn định lượng đường trong máu, mẹ bầu nên ăn 3 tiếng một lần hoặc cũng có thể lâu hơn. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng thường xuyên trong ngày sẽ giúp no lâu và kiểm soát mức đường huyết.
  • Uống vitamin dành cho bà bầu: Những sản phẩm này sẽ cung cấp các vitamin cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
  • Khám thai đầy đủ để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường, hiệu quả của phác đồ điều trị và sự phát triển của thai nhi.

Tóm tắt bài viết

Tiểu đường thai kỳ không phải là vấn đề quá đáng ngại. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần ăn uống lành mạnh, cân bằng và kết hợp với tập thể dục đều đặn là sẽ có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thực phẩm
Tin liên quan
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây