Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) gây ra. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh lậu.
Lậu cầu khuẩn chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn
Những phụ nữ bị bệnh lậu và mang thai có thể lây truyền vi khuẩn sang cho con trong quá trình sinh nở. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến mắt.
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh nhưng rất nhiều trường hợp không được phát hiện và điều trị do bệnh không biểu hiện triệu chứng.
Sau một thời gian không được điều trị, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể lây lan theo đường máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm lậu cầu lan tỏa hay nhiễm lậu toàn thân (disseminated gonococcal infection - DGI).
Không phải ai bị bệnh lậu cũng có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu có thì một số triệu chứng thường gặp là:
Nếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường hậu môn thì bệnh lậu sẽ gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy hậu môn, chảy dịch giống như mủ, đại tiện khó khăn, đau khi đi ngoài và đi ngoài ra máu.
Khi bệnh lậu không được điều trị thì vi khuẩn sẽ lây lan và gây ra triệu chứng ở một số bộ phận khác của cơ thể. Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng mà nhiễm lậu lan tỏa sẽ gây ra các triệu chứng như:
Ngoài ra, nhiễm lậu cầu lan tỏa còn gây các triệu chứng khác như:
Bệnh lậu chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh còn lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Nhiễm lậu lan tỏa có thể xảy ra sau khoảng 2 tuần kể từ thời điểm bị nhiễm vi khuẩn. Khi đã đi vào máu, lậu cầu khuẩn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau và gây ra những tổn thương vĩnh viễn.
Mặc dù bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ đặc biệt cao, ví dụ như:
Phương pháp để chẩn đoán bệnh lậu là xét nghiệm nước tiểu hoặc mẫu dịch từ những vùng bị nhiễm bệnh. Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích tìm sự hiện diện của lậu cầu khuẩn. Kết quả thường có trong vòng 24 tiếng.
Mẫu dịch được lấy từ những khu vực như:
Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh lậu thì sẽ cần tiến hành xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục khác vì bệnh lậu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như chlamydia hay HIV. Chlamydia là bệnh thường xảy ra đồng thời với bệnh lậu.
Khi có kết quả dương tính thì cần điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị thì lậu cầu khuẩn sẽ lây lan và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, không thể hồi phục. Nhiễm lậu cầu lan tỏa là một biến chứng của bệnh lậu, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu.
Nhiễm lậu lan tỏa có thể dẫn đến các vấn đề như:
Các biến chứng khác của bệnh lậu khi không được điều trị còn có vô sinh. Ở phụ nữ, vi khuẩn lậu có thể lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu có thể dẫn đến hình thành sẹo ở ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và vô sinh. Do đó, viêm vùng chậu cần được điều trị khẩn cấp.
Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn (ống nằm ở phía sau của tinh hoàn, là nơi chứa tinh trùng). Viêm mào tinh hoàn không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh cho nam giới.
Bệnh lậu không được điều trị còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Vi khuẩn lậu cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh và gây mù lòa hay lở loét da đầu ở trẻ sơ sinh.
Khi một người được kết luận bị bệnh lậu thì cả bạn tình cũng cần đi xét nghiệm và điều trị nếu kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu cả hai người đều mắc bệnh nhưng chỉ có một người điều trị thì sẽ bị tái nhiễm khi tiếp tục quan hệ tình dục.
Bệnh lậu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể phục hồi được những tổn hại đã xảy ra trong cơ thể. Vì lý do này nên cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị điều trị bằng thuốc kháng sinh ceftriaxone (Rocephin) 250mg tiêm bắp một liều duy nhất và thuốc kháng sinh đường uống azithromycin (Zithromax) 1g. Khi được kê thuốc thì người bệnh cần uống đúng liều lượng và đủ thời gian mà bác sĩ chỉ định, không bỏ giữa chừng.
Nếu bị dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, chẳng hạn như ceftriaxone thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh đường uống gemifloxacin hoặc kháng sinh dạng tiêm gentamicin và kháng sinh đường uống azithromycin.
Hiện nay, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae đã phát triển khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng sinh mà trước đây vẫn được sử dụng để điều trị bệnh lậu, ví dụ như penicillin.
Tình trạng kháng thuốc này đang khiến bệnh lậu ngày càng khó điều trị hơn. Nếu như thấy triệu chứng không có sự cải thiện sau vài ngày dùng thuốc thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Cần ngừng quan hệ tình dục cho đến khi đi tái khám và bác sĩ xác nhận đã khỏi bệnh.
Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu sẽ lây truyền vi khuẩn sang cho con trong khi sinh. Những trẻ bị nhiễm lậu cầu sẽ cần điều trị bằng kháng sinh ngay sau khi sinh.
Một số trẻ bị viêm kết mạc ngay từ khi sinh ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra điều này và một trong số đó là do bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ người mẹ. Các triệu chứng như mắt đỏ, có mủ đặc trong mắt và sưng mí mắt thường xuất hiện từ 2 – 4 ngày sau khi sinh.
Khi nhận thấy những biểu hiện này ở trẻ thì cần đưa đi khám ngay lập tức vì chúng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Nếu điều trị kịp thời thì bệnh lậu hay nhiễm lậu cầu lan tỏa sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là phải đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu nghi ngờ bị bệnh lậu. Các triệu chứng thường cải thiện trong vòng từ 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu điều trị.
Nếu không được phát hiện sớm hoặc không tuân thủ liệu trình điều trị thì nhiễm lậu cầu lan tỏa thân sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và gây ra những hậu quả vĩnh viễn.
Để tránh bị nhiễm lậu lan tỏa thì cần phòng ngừa bệnh lậu. Không quan hệ tình dục là cách duy nhất để phòng ngừa hoàn toàn các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
- Bác sĩ ơi, nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
Tìm chúng tôi trên:-
-