1

Nên và không nên làm gì sau cơn đau tim?

Sau cơn đau tim, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Nắm rõ những điều nên và không nên làm là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình hồi phục sau cơn đau tim. Dưới đây là một số câu hỏi bạn nên tham khảo bác sĩ để hỗ trợ quá trình hồi phục toàn diện.
Hình ảnh 61 Nên và không nên làm gì sau cơn đau tim?

Làm thế nào để kiểm soát sự thay đổi về mặt cảm xúc?

Sau cơn đau tim, bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn hàng loạt những thông tin cần lưu ý, tuy nhiên, những lời khuyên về kiểm soát cảm xúc lại thường hay bị bỏ sót.

Việc trải qua một loạt các cảm xúc khác nhau là điều bình thường và đã được dự đoán trước. Bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi, buồn bã, hoang mang, giận dữ, hoặc bối rối. Quan trọng là cần nhận biết, hiểu rõ và kiểm soát được những cảm xúc này để không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục và làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau tim. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần về vấn đề cảm xúc của bản thân để được hỗ trợ.

Có nên tham gia nhóm hỗ trợ để phục hồi không?

Sức khỏe tâm thần, tương tác xã hội và tham gia các hoạt động tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau cơn đau tim và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn đang trong quá trình hồi phục sau cơn đau tim và cố gắng thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh cho tim, tránh bị cô lập là rất quan trọng. Kết nối với gia đình, bạn bè và các nhóm hỗ trợ không chỉ giúp bạn được tiếp xúc với những người có hoàn cảnh tương tự mà còn cải thiện được sức khỏe. Hãy tham khảo bác sĩ về các nhóm hỗ trợ phù hợp để tham gia.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim?

Vì đã từng bị đau tim nên có thể bạn đã nhận biết rõ hơn về các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức:

  • Cảm giác khó chịu ở ngực, một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hoặc hàm
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

Có nên thay đổi thói quen sinh hoạt không?

Nếu bạn hút thuốc, hãy lên kế hoạch để loại bỏ thói quen này vì thuốc lá là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây bệnh tim mạch.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh cho tim mạch, không ăn các loại thực phẩm gây tắc nghẽn động mạch như thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo trans, hay sản phẩm sữa nhiều chất béo, và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau củ và protein nạc. Ngoài ra, để ăn uống được lành mạnh, bạn nên hạn chế ăn ngoài và chuẩn bị sẵn các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe khi cần.

Hãy duy trì thói quen tập thể dục. Tập luyện thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chỉ cần tập 30 phút mỗi ngày, bạn đã có thể giảm được mức cholesterol, huyết áp, giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng.

Làm thế nào để xác định cân nặng hợp lý cho mình?

Bạn có thể tính chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình bằng cách sử dụng công cụ tính BMI của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Bác sĩ đôi khi cũng sử dụng số đo vòng eo và hông để đánh giá lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và gia tăng khả năng tái phát cơn đau tim. Mặc dù giảm cân đòi hỏi cần có thời gian, công sức và sự quyết tâm, nhưng điều này là cần thiết. Nếu thấy khó khăn, bạn có thể nhờ bác sĩ gợi ý một kế hoạch giảm cân hoặc điều trị phù hợp.

Khi nào thì có thể quay lại làm việc?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau tim và tính chất công việc, bạn có thể được làm việc bình thường trở lại trong khoảng từ hai tuần đến ba tháng sau.

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt chương trình phục hồi để có thể quay lại sinh hoạt thường nhật trong thời gian sớm nhất.

Có cần ngừng quan hệ tình dục không?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), hầu hết mọi người có thể quan hệ tình dục bình thường sau vài tuần hồi phục.

Đừng ngại trao đổi với bác sĩ để biết thời điểm an toàn có thể thực hiện được.

Cần theo dõi các chỉ số sức khỏe nào?

Hãy chú ý theo dõi mức cholesterol, huyết áp và chỉ số BMI. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc và thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu. Duy trì các chỉ số này ở mức an toàn để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tái mắc bệnh tim hoặc đau tim.

Kết luận

Trong giai đoạn hồi phục, bạn vẫn có thể thực hiện nhiều hoạt động bình thường như thời điểm trước khi bị cơn đau tim. Tuy nhiên, có thể cần thay đổi chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và bỏ hút thuốc. Trao đổi với bác sĩ để biết rõ hơn những điều bản thân cần tránh và nên làm để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điện tâm đồ (EKG) có phát hiện được cơn đau tim trước đó không?
Điện tâm đồ (EKG) có phát hiện được cơn đau tim trước đó không?

Điện tâm đồ (EKG) giúp phát hiện sự gián đoạn trong dòng điện của tim. Nó có thể phát hiện những cơn đau tim trước đó nhưng sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp cùng với các xét nghiệm khác. Bài viết này sẽ cung cấp những hiểu biết về độ chính xác của EKG trong việc chẩn đoán cơn đau tim trước đó, liệu nó có thể dự đoán cơn đau tim trong tương lai hay không, và các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe tim mạch là gì.

Căng thẳng và đau tim có liên quan đến nhau không?
Căng thẳng và đau tim có liên quan đến nhau không?

Thường xuyên bị căng thẳng có thể dẫn đến giảm tuổi thọ, hoặc thậm chí gây tử vong. Theo các nghiên cứu, căng thẳng tâm lý tăng cao có thể là do các vấn đề sức khỏe tim mạch, bao gồm huyết áp cao, đau tim và đột quỵ. Bài viết này sẽ phân tích xem căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể và có liên quan gì đến đau tim.

Bổ sung canxi có làm tăng nguy cơ đau tim không?
Bổ sung canxi có làm tăng nguy cơ đau tim không?

Uống thuốc bổ sung canxi để tăng cường sức khỏe xương hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Phần lớn các nghiên cứu kết luận rằng việc bổ sung canxi không gây hại, tuy nhiên, một số khác lại chỉ ra rằng việc này có nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh tim hoặc đau tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây