1

Huyết áp cao có gây đau tim không?

Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có đau tim. Có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng cách kiểm soát huyết áp và thực hiện các biện pháp duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, vẫn cần nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim cũng như biết cách xử lý khi nghi ngờ mình bị đau tim.
Hình ảnh 34 Huyết áp cao có gây đau tim không?

Huyết áp cao đến mức nào có thể gây đau tim?

Huyết áp là thước đo áp lực của máu lên thành trong của động mạch. Huyết áp bao gồm hai thành phần:

  • Huyết áp tâm thu (chỉ số trên): áp lực trong động mạch khi tim co bóp và bơm máu ra khắp cơ thể.
  • Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới): áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Huyết áp được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg).

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức huyết áp chuẩn và được coi là khỏe mạnh là:

  • Huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

Huyết áp tăng là khi ở các mức cao hơn như:

  • Huyết áp tăng nhẹ: Tâm thu từ 120-129 mmHg và tâm trương từ 80-89 mmHg.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp): Cao hơn các mức trên.

Ngay cả khi chỉ tăng nhẹ, huyết áp cao cũng có thể bắt đầu làm yếu động mạch vành, dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch và đau tim. Huyết áp càng cao và càng kéo dài thì tổn thương càng nghiêm trọng.

Mức huyết áp giảm được phần nào cũng có thể có lợi. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, huyết áp giảm từ 161/84 mmHg xuống 144/78 mmHg có thể giảm nguy cơ biến cố tim mạch (như đau tim) đến 23%.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao ảnh hưởng đến tim

Huyết áp cao có thể do di truyền. Một nghiên cứu năm 2017 ước tính có khoảng 40-50% các trường hợp tăng huyết áp ở Hoa Kỳ là do di truyền.

Ngoài di truyền, còn có các nguyên nhân khác đã được xác định rõ, bao gồm:

  • Tuổi tác cao.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Lối sống ít vận động.
  • Hút thuốc lá.

Một số bệnh lý, như tiểu đường hoặc bệnh thận.

Trong bao lâu thì huyết áp cao sẽ gây tổn thương tim?

Những đợt huyết áp tăng đột ngột do căng thẳng, tập thể dục, hoặc dùng một số loại thuốc thường sẽ không gây tổn thương động mạch vành. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao trở thành mãn tính và không được điều trị trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng khác sẽ tăng lên đáng kể.

Thời gian khởi phát bệnh tim do tăng huyết áp khác nhau tùy từng người, bao gồm nhiều yếu tố như:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ đau tim cao hơn, vì vậy khả năng chịu đựng tình trạng huyết áp không được kiểm soát cũng thấp hơn so với người trẻ.
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng huyết áp: Huyết áp càng cao, nguy cơ tổn thương tim càng nhanh.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy:

  • Với huyết áp tâm thu trung bình khoảng 160 mmHg, nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ trong vòng 8 năm là khoảng 4,8%.
  • Với huyết áp tâm thu trung bình 136 mmHg, nguy cơ trong 8 năm chỉ còn 1,9%.

Tóm lại, giảm huyết áp về mức khoẻ mạnh hoặc gần mức đó càng sớm thì càng giảm được nguy cơ xơ vữa động mạch và đau tim.

4 dấu hiệu cảnh báo cơm đau tim sắp xảy ra

Phần lớn các trường hợp bị đau tim đều có triệu chứng là cơn đau hoặc áp lực ở ngực kéo dài ít nhất vài phút hoặc tạm dừng rồi xuất hiện trở lại. Ngoài ra, ba triệu chứng phổ biến khác báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra gồm:

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Đau ở hàm, cổ, vai, hoặc cánh tay.
  • Khó thở.

Các cách giảm huyết áp để giảm nguy cơ đau tim

Huyết áp có thể giảm khi bạn thực hiện được các thói quen sống lành mạnh, mặc dù nhiều người cần dùng thêm thuốc để kiểm soát huyết áp.

Những thay đổi lối sống quan trọng nhất giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ bị đau tim bao gồm:

  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần: Cố gắng tập 30–40 phút hầu hết các ngày trong tuần.
  • Tuân theo chế độ ăn tốt cho tim mạch, ví dụ như áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định mục tiêu cân nặng phù hợp.
  • Tránh hút thuốc: Nguy cơ mắc bệnh tim sẽ bắt đầu giảm ngay từ khi bạn bỏ thuốc.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc hạ huyết áp để hỗ trợ kiểm soát huyết áp của bạn.

Kết luận

Kiểm soát tăng huyết áp giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Kiểm soát mức cholesterol cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nguyên nhân chính dẫn đến đau tim.

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các bước kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây