1

Nên đo huyết áp vào lúc nào trong ngày?

Tốt nhất nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm, nhiều lần mỗi ngày để theo dõi huyết áp một cách chính xác. Bạn có thể đo huyết áp sau khi ngủ dậy 30 phút, trước khi ăn sáng và uống caffeine.
thoi gian do huyet âp Nên đo huyết áp vào lúc nào trong ngày?

Đo huyết áp hàng ngày là một cách để theo dõi sức khỏe. Nếu bạn đang có ý định theo dõi huyết áp thì cần phải biết được kỹ thuật đo và thời điểm đo để theo dõi một cách chính xác.

Một trong những điều quan trọng nhất là phải đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể đo vào bất cứ thời gian nào trong ngày, tùy vào lựa chọn của bạn nhưng hàng ngày hãy đo vào đúng khoảng thời gian đó.

Nên đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày?

Vì huyết áp thay đổi nhiều lần trong ngày nên bạn nên huyết áp ít nhất hai lần/ngày để đảm bảo có được kết quả chính xác.

Chọn thời điểm đo huyết áp phù hợp

Bạn có thể đo huyết áp vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bạn cảm thấy thuận tiện và có thể duy trì hàng ngày.

Đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày là điều quan trọng nhất để theo dõi huyết áp chính xác. Điều này giúp đảm bảo rằng kết quả đo không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong ngày.

Tốt hơn hết nên đo huyết áp tại nhà để tránh bị người xung quanh làm ảnh hưởng. Bạn có thể đo huyết áp trước khi đi làm, sau khi đi làm về hoặc trước khi đi ngủ.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp

Có một số điều mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn thời gian đo huyết áp trong ngày.

Không nên đo huyết áp ngay sau khi ngủ dậy vì kết quả sẽ không chính xác. Thay vào đó, nên đo sau khi ngủ dậy khoảng 30 phút.

Tốt nhất không nên đo huyết áp sau khi ăn sáng và uống trà hoặc cà phê vì huyết áp sẽ tăng lên sau khi ăn và tiêu thụ caffeine. Thời điểm đo huyết áp lý tưởng nhất vào buổi sáng là sau khi đánh răng, rửa mặt và trước khi ăn sáng.

Thức ăn và caffeine không phải là những yếu tố duy nhất làm tăng huyết áp. Còn rất nhiều yếu tố khác cũng có thể khiến cho huyết áp tăng cao.

Bất kể đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày thì cũng nên tránh những điều sau ít nhất 30 phút trước khi đo:

  • Hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá lá
  • Tập thể dục
  • Uống rượu bia

Sau khi đi tiểu cũng là một thời điểm thích hợp để đo huyết áp.

Đo huyết áp ở đâu?

Có nhiều cách để biết được chỉ số huyết áp. Mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Bạn cũng có thể chọn kết hợp nhiều cách để theo dõi huyết áp một cách chuẩn xác hơn.

Đo tại bệnh viện hoặc phòng khám

Đo huyết áp là một phần trong quá trình khám sức khỏe. Tại bệnh viện hay phòng khám, bạn sẽ được nhân viên y tế có chuyên môn đo huyết áp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kết quả luôn chính xác.

Nhiều người bị tình trạng cứ mỗi lần đến các bệnh viện hay phòng khám là huyết áp lại tăng cao. Hiện tượng này được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng, xảy ra do tâm lý hồi hộp, căng thẳng khi ở trong môi trường y tế.

Cho dù bạn không bị tăng huyết áp áo choàng trắng và kết quả đo huyết áp tại bệnh viện hay phòng khám chính xác thì đây cũng không phải cách thuận tiện để theo dõi huyết áp bởi chúng ta không thể nào đến bệnh viện đo huyết áp mỗi ngày.

Hầu hết mọi người đều chỉ khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm và như vậy là không đủ để theo dõi huyết áp.

Đo tại nhà

Đo huyết áp tại nhà hàng ngày vẫn là cách tốt nhất để theo dõi huyết áp. Để đo huyết áp tại nhà, bạn cần mua một chiếc máy đo huyết áp.

Khi có máy đo huyết áp, bạn có thể đo nhiều lần trong ngày vào những thời điểm thuận tiện. Điều này giúp bạn biết được huyết áp của mình thay đổi như thế nào trong ngày và xác định được phạm vi huyết áp trung bình của bản thân.

Bạn có thể lựa chọn máy đo huyết áp cơ hoặc điện tử nhưng nên chọn loại đeo bắp tay thay vì loại đeo cổ tay.Các loại máy đo huyết áp hiện nay đều rất dễ sử dụng nhưng bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn đi kèm để đảm bảo kết quả chính xác.

Lưu ý khi đo huyết áp để có kết quả chính xác

Nếu đo huyết áp tại nhà, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có kết quả chính xác:

  • Thả lỏng trong ít nhất 5 phút trước khi đo
  • Đo huyết áp tại nơi yên tĩnh, không có ai làm phiền
  • Ngồi thẳng với hai chân đặt trên sàn
  • Đặt cánh tay đo huyết áp lên bàn hoặc một mặt phẳng sao cho khuỷu tay ngang bằng với tim.
  • Kéo tay áo lên để vòng bít của máy đo huyết áp tiếp xúc trực tiếp với da
  • Đeo vòng bít đo huyết áp đúng vị trí
  • Không nói chuyện và cử động trong quá trình đo

Sau khi đo lần 1, bạn nên đo lại sau khoảng 3 phút để xem kết quả có chính xác hay không.

Nếu kết quả hai lần đo có sự chênh lệch lớn thì hãy đo lại lần 3. Ghi lại kết quả của tất cả các lần đo.

Đây cũng là những lưu ý khi đo huyết áp tại bệnh viện hay phòng khám nhưng quá trình đo huyết áp tại cơ sở y tế có thể sẽ hơi khác một chút so với đo tại nhà. Ví dụ, có thể bạn sẽ được yêu cầu đứng hoặc nằm trong khi đo huyết áp nhằm kiểm tra sự thay đổi huyết áp khi thay đổi tư thế.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp là lực mà dòng máu đẩy lên thành mạch máu.

Chỉ số thứ nhất trong kết quả đo huyết áp là huyết áp tâm thu, cho biết áp lực trong mạch máu khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương, cho biết áp lực trong mạch máu khi tim nghỉ giữa các lần co bóp.

Huyết áp từ 120/80 milimét thủy ngân (mmHg) trở xuống được coi là bình thường. Thi thoảng huyết áp có thể tăng cao hơn mức này do những yếu tố tác động như tập thể dục, ăn uống, uống rượu bia, căng thẳng, tức giận… Đây không phải điều đáng ngại nhưng nếu huyết áp thường xuyên ở mức cao thì có thể bạn bị tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp. Lúc này, bạn sẽ cần thực hiện các biện pháp hạ huyết áp.

Huyết áp ở người lớn được chia thành các mức như sau:

  • 120/80 mmHg trở xuống: bình thường
  • 120/80 đến 129/80 mmHg: huyết áp trong phạm vi này được coi là cao hơn bình thường hay tiền tăng huyết áp. Giai đoạn này thường chưa cần dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống để hạ huyết áp.
  • 130/80 đến 139/89 mmHg: tăng huyết áp độ 1. Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ phải bắt đầu dùng thuốc điều trị nếu huyết áp không cải thiện sau khi đã thay đổi lối sống, đặc biệt là khi bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
  • 140/90 đến 179/119 mmHg: tăng huyết áp độ 2, lúc này tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, bạn cần sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp để đưa huyết áp về mức khỏe mạnh.
  • 180/120 mmHg trở lên: cơn tăng huyết áp. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy tạng và cần được cấp cứu. Khi huyết áp tăng cao đến mức này, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Các cách duy trì huyết áp khỏe mạnh

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, có nhiều cách để hạ huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng khi bị tăng huyết áp:

  • Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Tránh đường bổ sung, chất béo bão hòa và thực phẩm có hàm lượng natri cao.
  • Tập thể dục đều đặn
  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Hạn chế hoặc kiêng rượu bia
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giảm căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc
  • Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đều đặn

Tóm tắt bài viết

Đo huyết áp là một cách để theo dõi sức khỏe. Một trong những điều quan trọng nhất để theo dõi một cách chính xác là đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Hãy thả lỏng trước khi đo huyết áp. Tránh ăn uống, vận động mạnh và các yếu tố làm tăng huyết áp khác trong ít nhất 30 phút trước khi đo.

Ghi lại kết quả đo huyết áp hàng ngày và đi khám nếu huyết áp liên tục ở mức cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp

Chế độ ăn lành mạnh hàng ngày cũng là một cách để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định bình thường.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi cao huyết áp
Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi cao huyết áp

Một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để hạ huyết áp và kiểm soát huyết áp luôn ở mức ổn định.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây