1

Mất bao lâu để có thể làm giảm cholesterol?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn có thể giúp giảm cholesterol trong khoảng 3 đến 6 tháng, tuy nhiên đối với một số người, quá trình này có thể kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp cần phải dùng thuốc để kiểm soát cholesterol.
Hình ảnh 24 Mất bao lâu để có thể làm giảm cholesterol?

Mức cholesterol có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tim mạch, vì vậy việc duy trì cholesterol ở mức ổn định và an toàn là điều rất quan trọng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, có khoảng 10% người từ 20 tuổi trở lên có mức cholesterol LDL (hay còn gọi là “cholesterol xấu”) cao hơn mức bình thường. CDC cũng cho biết, những người có LDL cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều lần so với người có LDL bình thường.

Thời gian để giảm chỉ số LDL nhờ thay đổi chế độ ăn và tập luyện thường mất khoảng 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và khả năng thích ứng của mỗi người mà thời gian có thể kéo dài hơn.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một dạng chất béo có kết cấu sáp, tồn tại trong cơ thể và di chuyển trong máu. Cơ thể cần một lượng cholesterol nhất định để duy trì hoạt động bình thường và có khả năng tự sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết. Cholesterol di chuyển trong máu nhờ các phân tử lipoprotein — đây là những protein có khả năng hòa tan chất béo và vận chuyển chúng đi khắp cơ thể.

Các loại cholesterol chính:

  • LDL (cholesterol xấu): Vận chuyển cholesterol tới các mô và thành mạch máu, nếu dư thừa sẽ bám vào thành mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • HDL (cholesterol tốt): Vận chuyển cholesterol dư thừa từ mô và mạch máu về gan để đào thải ra khỏi cơ thể, giúp bảo vệ tim mạch, HDL càng cao càng tốt
  • Triglyceride: Một dạng chất béo khác có thể tích tụ trong cơ thể. Triglyceride cao kèm HDL thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường

Cholesterol bao nhiêu là quá cao?

Theo CDC, đơn vị đo lường cholesterol là mg/dL (miligam trên mỗi decilit máu) với các ngưỡng cụ thể như sau:

Chỉ số Mức tốt Mức giới hạn

Mức nguy hiểm

Tổng cholesterol 199 mg/dL trở xuống 200 - 239 mg/dL Từ 240 mg/dL trở lên
LDL (cholesterol xấu) 100 mg/dL trở xuống 130 - 159 mg/dL

Từ 160 mg/dL trở lên

HDL (cholesterol tốt) 60 md/dL trở lên  

Nam: Từ 40 mg/dL trở xuống

Nữ: Từ 50 mg/dL trở xuống

Triglyceride 149 mg/dL trở xuống 150 - 199 mg/dL

Từ 200 mg/dL trở lên

Các chỉ số này sẽ giúp bác sĩ xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch và lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

Vì sao cần kiểm tra cholesterol định kỳ?

Người có cholesterol cao thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó việc kiểm tra cholesterol định kỳ là rất cần thiết để phát hiện và can thiệp sớm.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị tất cả người trưởng thành nên kiểm tra cholesterol mỗi 4 đến 6 năm, bắt đầu từ năm 20 tuổi. Đối với người từ 40 tuổi trở lên, việc kiểm tra cholesterol nên thực hiện thường xuyên hơn.

Mất bao lâu để giảm cholesterol ?

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể về thời gian chính xác cần thiết để làm giảm mức cholesterol.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn năm 2024 của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI), việc thay đổi lối sống hoặc áp dụng các phương pháp điều trị có thể cần khoảng 6 tuần để bắt đầu làm giảm mức cholesterol.

Ở một số người, quá trình này có thể kéo dài hơn, từ 3 tháng trở lên, tuỳ thuộc vào phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng với việc thay đổi lối sống và nhiều yếu tố khác.

Nếu sau khoảng 6 tuần áp dụng lối sống lành mạnh mà mức cholesterol không cải thiện, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thêm thuốc hạ cholesterol bên cạnh việc tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Bạn nên phối hợp cùng bác sĩ để tìm ra phương pháp tối ưu phù hợp với bản thân để làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống lành mạnh là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm cholesterol và cải thiện sức khoẻ tổng thể.

Thói quen ăn uống

Để giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), cần hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn và tăng cường chất xơ. Chất béo bão hoà làm tăng lượng cholesterol LDL trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyến nghị nên hạn chế chất béo bão hòa và muối, đồng thời tăng cường thực phẩm nguyên cám, trái cây, rau củ và các loại hạt mỗi ngày.

Một số nhóm thực phẩm và chế độ ăn dựa trên thực vật cũng giúp làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hai chế độ ăn thường được khuyến khích là chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải nhờ giàu chất xơ và chất béo có lợi.

Chế độ ăn DASH gồm:

  • Nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa không béo hoặc ít béo
  • Đạm nạc (cá, đậu nành, thịt gia cầm, đậu)
  • Chất béo lành mạnh (các loại hạt, dầu thực vật)
  • Hạn chế muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải gồm:

  • Nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt
  • Sử dụng chất béo lành mạnh như dầu ô liu, các loại hạt thay vì bơ hoặc mỡ động vật
  • Hạn chế muối (ưu tiên sử dụng thảo mộc và gia vị)
  • Chủ yếu ăn cá và thịt gia cầm, hạn chế thịt đỏ (chỉ ăn vài lần mỗi tháng)

Vận động thể chất

Lười vận động có thể làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu) và giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt).

Tập luyện và duy trì hoạt động thể chất không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy, các bài tập aerobic (bài tập tăng nhịp tim) có thể giúp tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể.

Một số hoạt động giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Đi bộ nhanh
  • Đạp xe
  • Khiêu vũ
  • Làm vườn
  • Bơi lội
  • Chạy bộ
  • Tập aerobic

Những bài tập trên đều mang lại lợi ích cho tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Kết luận

Giảm cholesterol là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Một số thay đổi trong lối sống, đặc biệt là điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động, có thể giúp làm giảm mức cholesterol chỉ sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, ở nhiều người, thời gian này có thể kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn mới thấy hiệu quả rõ rệt.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc hạ cholesterol nếu việc thay đổi lối sống chưa đủ hiệu quả.

Khi mức cholesterol đã về ngưỡng mục tiêu, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra cholesterol định kỳ thường xuyên hơn, thay vì mỗi 4 - 6 tháng như thông thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
11 thực phẩm giúp làm giảm cholesterol
11 thực phẩm giúp làm giảm cholesterol

Để giảm cholesterol, bạn có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm vừa giúp làm giảm cholesterol, vừa mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn.

Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?
Cholesterol có thể giảm xuống mức quá thấp không?

Dù ít gặp hơn nhiều so với cholesterol cao nhưng vẫn có trường hợp cholesterol bị giảm xuống mức quá thấp. Cholesterol thấp có thể góp phần dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như ung thư, trầm cảm và lo âu.

8 cách tự nhiên giúp làm giảm cholesterol
8 cách tự nhiên giúp làm giảm cholesterol

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện, có một số loại thực phẩm và thực phẩm bổ sung có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong máu.

6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc
6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc

Nếu tình trạng cholesterol cao chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà, chưa cần dùng đến thuốc để kiểm soát và hạ cholesterol hiệu quả.

Chế độ ăn tốt nhất để giảm cholesterol và giảm cân
Chế độ ăn tốt nhất để giảm cholesterol và giảm cân

Một số chế độ ăn có thể giúp làm giảm mức cholesterol và hỗ trợ giảm cân. Các chế độ này bao gồm chế độ ăn dựa trên thực vật, chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn DASH, chế độ ăn TLC cùng với một số lựa chọn khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây