1

Khi nào nên xét nghiệm Testosterone?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, chẳng hạn như rụng tóc, giảm cân hoặc nổi mụn trứng cá, đặc biệt là nếu bạn dưới 40 tuổi thì nên đi xét nghiệm mức testosterone
Khi nào nên xét nghiệm Testosterone? Khi nào nên xét nghiệm Testosterone?

Nội dung chính của bài viết:

  • Testosterone là hormone sinh dục nam, quyết định nhiều chức năng và đặc điểm cơ thể của nam giới. Phụ nữ cũng có testosterone nhưng rất ít.
  • Mức testosrerone quá cao ở nữ hay quá thấp ở nam đều có thể là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề sức khỏe.
  • Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào như rụng tóc, giảm cân hoặc nổi mụn trứng cá, đặc biệt là khi bạn dưới 40 tuổi thì nên đi xét nghiệm mức testosterone.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết các vấn đề tiềm ẩn, tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng hoặc thói quen sống đang ảnh hưởng đến nồng độ testosterone.
  • Trong nhiều trường hợp, nồng độ testosterone thay đổi chỉ đơn giản là do lão hóa, chế độ ăn uống, dùng thuốc hoặc thậm chí mức độ vận động.
  • Bằng cách làm xét nghiệm, bạn sẽ biết được mức testosterone của mình có ở trong phạm vi bình thường hay không và từ đó có biện pháp điều trị, điều chỉnh cho phù hợp.

Testosterone là gì?

Testosterone là hormone sinh dục nam, quyết định nhiều chức năng và đặc điểm cơ thể của nam giới. Cơ thể phụ nữ cũng tạo ra testosterone nhưng lượng ít hơn nhiều so với ở nam. Mức testosrerone quá cao ở nữ hay quá thấp ở nam đều có thể là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề sức khỏe.

Ở nam giới, testosterone được tạo ra chủ yếu ở tinh hoàn. Ở phụ nữ, buồng trứng là cơ quan chính sản xuất ra hormone này.

Testosterone chịu trách nhiệm cho các đặc điểm trên cơ thể như mọc lông, sự phát triển khối cơ và sức mạnh của cơ. Ở những nam giới có lượng testosterone thấp thì các đặc điểm này sẽ kém phát triển hơn bình thường, trong khi những phụ nữ có lượng testosterone quá cao thì sẽ nhận thấy cơ thể có những đặc điểm nam tính.

Nếu nghi ngờ rằng mức testosterone của mình không bình thường, quá cao hoặc quá thấp thì bạn nên đi khám để làm xét nghiệm testosterone trong máu.

Mức testosterone bình thường và bất thường

Mức testosterone bình thường ở nam giới là từ 300 đến 1.000 ng/dL. Ở phụ nữ, mức bình thường là từ 15 đến 70 ng/dL. Tuy nhiên, nồng độ testosterone sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời.

Nồng độ testosterone có thể giảm tự nhiên do tuổi tác hoặc các vấn đề sức khỏe. Sau tuổi 30, nồng độ testosterone của nam giới giảm trung bình ít nhất 1% mỗi năm. Một số triệu chứng của testosterone thấp, đặc biệt là chứng rối loạn cương dương, thường phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi. Mức testosterone thấp là vấn đề thường dễ xảy ra ở những người mắc bệnh béo phì, bất kể tuổi tác.

Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến thiếu hụt testosterone ở nam giới là suy tuyến sinh dục (hypogonadism).

Mức testosterone thấp thường bộc lộ những biểu hiện, triệu chứng sau:

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Giảm lông trên cơ thể
  • Ít mọc râu, lông
  • Mất khối cơ
  • Thừa cân, béo phì
  • Các triệu chứng trầm cảm
  • Khó thụ thai
  • Cơ thể mệt mỏi

Các triệu chứng của testosterone quá cao gồm có:

  • Da dầu, nổi mụn trứng cá
  • Sưng tuyến tiền liệt
  • Vú to ở nam giới
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Cơ thể giữ nước
  • Giảm kích thước tinh hoàn
  • Giảm số lượng tinh trùng

Những phụ nữ có lượng testosterone quá cao thường gặp phải những vấn đề như mọc lông trên mặt, nổi mụn, da tiết nhiều dầu, giọng nói trầm, cơ phát triển, ngực nhỏ, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn, thay đổi tâm trạng thất thường, tóc mỏng…

Một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thừa testosterone ở phụ nữ là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Bệnh lý này gây khó khăn cho việc thụ thai và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ testosterone cao hoặc thấp bất thường ở cả nam và nữ đều có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Nồng độ testosterone cao có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn. Mức testosterone thấp có thể chỉ ra các bệnh lý mãn tính hoặc vấn đề với tuyến yên – cơ quan giải phóng hormone.

Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu của nồng độ testosterone bất thường thường nghiêm trọng hơn. Khi trẻ phát triển không bình thường hoặc khi cha mẹ nhận thấy con dậy thì muộn thì cần đưa đi xét nghiệm testosterone.

Những bé trai bị thiếu hụt testosterone có thể bị chậm phát triển, không có lông trên cơ thể và cơ phát triển kém. Mặt khác, những bé gái có testosterone cao có thể bị chậm kinh nguyệt hoặc mọc nhiều lông trên cơ thể. Những bé trai có testosterone cao có thể bắt đầu tuổi dậy thì và có những thay đổi mạnh hơn bình thường.

Testosterone cao và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Đôi khi, testosterone quá cao là kết quả do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Tình trạng thừa testosterone này có thể khiến cho nam giới có dương vật lớn bất thường và nữ giới có bộ phận sinh dục không bình thường khi sinh.

Trong nhiều trường hợp, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh khiến nam giới có giọng nói quá trầm và phụ nữ mọc nhiều lông trên khuôn mặt.

Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh có thể được chẩn đoán từ sớm ở trẻ sơ sinh vì thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như mất nước, ăn uống kém, uể oải, nôn chớ, sụt cân... Vấn đề này còn có thể khiến trẻ tăng trưởng chậm lại.

Xét nghiệm testosterone được thực hiện như thế nào?

Khi có các triệu chứng nêu trên thì bạn nên đi khám để kiểm tra nồng độ testosterol trong cơ thể.

Để kiểm tra mức testosterone thì chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản. Quá trình xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng, khi nồng độ testosterone ở mức cao nhất. Đôi khi sẽ cần phải xét nghiệm lại để xác nhận kết quả.

Trước khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn ngừng dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone trong cơ thể. Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ testosterone gồm có:

  • Steroid (sau khi dừng thì mức testosterone sẽ giảm nhanh chóng)
  • Barbiturat
  • Thuốc điều trị động kinh
  • Liệu pháp androgen hoặc estrogen

Mặt khác, một số loại thuốc, bao gồm cả các thuốc nhóm opioid, có thể làm giảm nồng độ testosterone. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào kể trên thì cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn ngừng dùng và đảm bảo xét nghiệm cho kết quả chính xác.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ sẽ còn tiến hành thăm khám lâm sàng. Đối với nam giới thì bác sĩ sẽ kiểm tra những dấu hiệu sau:

  • Rụng tóc
  • Chiều cao thấp hơn bình thường
  • Dấu hiệu của chứng vú to ở nam giới
  • Tăng cân bất thường

Còn đối với nữ thì bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện cơ thể như:

  • Nổi mụn trứng cá bất thường
  • Mọc ria mép hoặc lông ở cằm
  • Tóc mỏng bất thường hoặc hói đầu

Ngoài ra, nữ giới có thể còn phải siêu âm buồng trứng và tử cung nếu nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều trị mức testosterone bất thường bằng cách nào?

Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường và lo ngại về mức testosterone hoặc nhận thấy các vấn đề về phát triển ở trẻ thì cần đi khám bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tình trạng testosterone thấp.

Trong đó, phương pháp điều trị phổ biến nhất là liệu pháp thay thế testosterone (TRT). Liệu pháp thay thế testosterone có thể được thực hiện dưới dạng tiêm, miếng dán, gel bôi ngoài da hoặc viên cấy dưới da.

Mặc dù hiện nay đã được sử dụng khá phổ biến nhưng liệu pháp thay thế testosterone có đi kèm một số rủi ro và tác dụng phụ như:

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Nổi mụn trứng cá
  • Hình thành cục máu đông
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hay kích thích phát triển khối u ác tính
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc viên uống bổ sung nào (như steroid) có ảnh hưởng đến nồng độ testosterone thì cần báo cho bác sĩ để ngừng dùng hoặc thay thế loại thuốc khác.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số thay đổi về lối sống để cân bằng nồng độ testosterone, chẳng hạn như tập thể dục để tăng cường khối cơ và giảm cân lành mạnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: xem xét, khi nào
Tin liên quan
Tập thể dục có làm tăng testosterone không?
Tập thể dục có làm tăng testosterone không?

Một số bài tập thực sự có tác dụng tăng cường nồng độ testosterone trong cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào giới tính và dạng bài tập

8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi
8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi

Testosterone dạng bôi là loại thuốc kê đơn dùng trực tiếp ngoài da, được sử dụng để điều trị chứng suy sinh dục – tình trạng mà nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức quá thấp.

Testosterone thấp ở phụ nữ
Testosterone thấp ở phụ nữ

Nồng độ testosterone thấp thường bị nhầm với các vấn đề như căng thẳng, lo âu hay những thay đổi do mãn kinh ở phụ nữ

Cơ thể sử dụng testosterone để làm gì?
Cơ thể sử dụng testosterone để làm gì?

Nam giới có lượng testosterone trong cơ thể cao hơn nhiều so với phụ nữ

8 cách tăng testosterone tự nhiên
8 cách tăng testosterone tự nhiên

Ở người trưởng thành, mức testosterone khỏe mạnh là điều rất quan trọng đối với tình trạng sức khỏe nói chung, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, duy trì chức năng tình dục và nhiều yếu tố khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây