Khả năng mang thai đôi hoặc đa thai của bạn
Mang thai đôi và đa thai phổ biến như nào?
Có thể tỉ lệ mang thai đôi khác trứng, xảy ra khi hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau, đã giảm do những tư vấn của bác sĩ sản khoa về nguy cơ sức khỏe khi sinh đôi hoặc hơn. (khả năng mang cặp song sinh cùng trứng, xảy ra khi một trứng phân chia ra làm đôi) xảy ra từ 3 đến 5 trường hợp trong số 1000 ca sinh. Tỉ lệ này vẫn không thay đổi trong nhiều thập kỷ qua tại Mỹ và cũng không thay đổi nhiều trên toàn thế giới.
Điều gì làm tăng khả năng mang đa thai?
Điều này một phần là do nhiều phụ nữ đợi quá lâu mới có con. Những thay đổi hormone khi bạn già đi khiến cơ thể bạn thả nhiều hơn một quả trứng vào một thời điểm – và nhiều hơn một quả trứng được thụ tinh đồng nghĩa với việc bạn mang thai nhiều hơn một em bé.
Sự gia tăng các ca mang đa thai chủ yếu là do phụ nữ sử dụng các loại thuốc thụ thai và công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Những loại thuốc này và các quy trình điều trị nhất định làm tăng tỷ lệ mang thai đôi và đa thai.
Nếu tôi đang sử dụng kỹ thuật điều trị sinh đẻ, liệu tôi có mang đa thai không?
Điều này phụ thuộc vào loại điều trị sinh đẻ.
Thuốc thụ thai kích thích buồng trứng của bạn, điều đó sẽ tăng khả năng bạn sẽ rụng cùng lúc một vài quả trứng.
Nếu bạn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cơ hội có nhiều hơn một con sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi của bạn, bao nhiêu phôi được đưa vào tử cung và các yếu tố khác. Theo số liệu thống kê gần đây, phần trăm điều trị IVF dẫn đến mang thai đôi hoặc nhiều hơn như sau:
- 29,1% đối với phụ nữ dưới 35 tuổi
- 26,5% đối với phụ nữ từ 35 đến 37 tuổi
- 20,9% đối với phụ nữ từ 38 đến 40 tuổi
- 13,6% đối với phụ nữ từ 41 đến 42 tuổi
- 8,8% đối với phụ nữ từ 43 tuổi trở lên
Cũng theo thống kê này, phương pháp IUI (thụ tinh trong tử cung) trong đó tinh trùng được đưa vào tử cung bằng một ống tiêm, là phương pháp thụ tinh duy nhất không làm tăng khả năng mang đa thai. Nhưng hầu hết các phụ nữ thực hiện IUI cũng sử dụng thuốc tăng khả năng thụ thai, loại mà cũng làm tăng cơ hội mang đa thai.
Những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến cơ hội mang đa thai của tôi?
Mặc dù thụ thai cặp song sinh cùng trứng hầu hết là đều do may rủi, tình cờ, nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng mang cặp song sinh khác trứng.
- Di truyền: Nếu bạn là một trong những người được sinh đôi, thì cơ hội cao là bạn sẽ mang song sinh khác trứng hoặc đa thai. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên sản sinh ra nhiều hormone kích thích nang trứng (FSH) hơn phụ nữ trẻ. FSH cũng là hormone làm trứng trưởng thành để chuẩn bị cho kỳ rụng trứng mỗi tháng, và phụ nữ có FSH dư thừa có thể rụng nhiều hơn một quả trứng trong một chu kỳ. Vì vậy, phụ nữ lớn tuổi thường ít có khả năng thụ thai hơn, nhưng một khi đã thụ thai họ lại có nhiều khả năng mang song thai hơn.
- Đã từng mang thai song sinh: một khi bạn đã từng có cặp song sinh khác trứng thì bạn sẽ có gấp đôi cơ hội có một cặp khác trong các lần mang thai trong tương lại.
- Số lần sinh con: càng mang thai nhiều, cơ hội sinh đôi càng lớn
- Chủng tộc: sinh tôi phổ biến hơn đối với người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc phi và ít xảy ra hơn đối với người Hispanic (người Mỹ gốc Tây Ban Nha, hay người Châu Mỹ La tinh) và người châu Á.
- Dáng người: cặp song sinh khác trứng thường phổ biến ở những phụ nữ có dáng người to cao hơn là những phụ nữ nhỏ con.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên sơn hoặc ở những nơi có hơi sơn trong thời kỳ mang thai không ạ? Bác sĩ cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai thì có nên ăn cá tươi, cá hun khói hay cá sống không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Trong khi một số loại thực phẩm chức năng có lợi cho phụ nữ mang thai thì một số loại khác lại có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.
Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.
- 1 trả lời
- 2994 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên xỏ khuyên rốn hoặc đã đang đeo khuyên rốn trong khi mang thai không ạ?
- 1 trả lời
- 673 lượt xem
Cách đây khoảng 4 năm, em có khám phụ khoa tại một Trung tâm Y tế huyện. Bác sỹ kết luận em bị đa nang buồng trứng, nhưng do cơ địa tự nhiên, không hề mắc bệnh gì. Giờ, em mong muốn có em bé thì trước khi mang thai cần làm gì và có nên uống thuốc gì không ạ?
- 1 trả lời
- 964 lượt xem
Mang thai bé thứ 2 được 13 tuần, em bị viêm xoang nặng, sốt nhiều, đi khám, bs đành cho uống zinnat, decolgen và montiget. Uống được 1 ngày thấy đỡ hơn, nhưng vẫn lo nên em đi hỏi, bs sản khoa bảo "ngưng thuốc đi, vì nó có khả năng 30% ảnh hưởng đến em bé". Không uống thuốc nữa, em đi Đông y xông mũi và chiếu lazer xoang mũi hàng ngày, đỡ hơn chút. Nhưng khi thời tiết thay đổi, em lại bị nghẹt mũi nặng hơn, rất khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ?
- 1 trả lời
- 573 lượt xem
Đi khám phụ khoa, siêu âm đầu dò, em phát hiện ra mình bị buồng trứng đa nang 2 bên, niêm mạc dày. Bs cho thuốc Inositol và tư vấn nên dùng từ 2 đến 3 lọ rồi sau đó, nếu quan hệ thả (trong vòng 6 tháng) mà không có thai thì sẽ phải điều trị. Hiện tại, em đã uống hết 1 lọ và định mua thêm lọ thứ 2 về dùng. Nhưng bạn thân của chị em (là bác sĩ sản khoa) thì lại khuyên không nên dùng nữa vì đó chỉ là thực phẩm chức năng. Mong bs tư vấn cho em hiểu thêm về buồng trứng đa nang (PCOS) với ạ?
- 1 trả lời
- 450 lượt xem
Em đã 2 lần mang bầu, nhưng chỉ giữ được bé trai thứ hai khỏe mạnh, nay bé đã gần 4 tuổi (Lần đầu bị hỏng thai ở tuần 16). Giờ, em có bầu được hơn 1 tháng, nhưng đang bị động thai, ra máu nâu. Em muốn hỏi, lần này, em có phải làm xét nghiệm lại và khả năng giữ được thai có cao không ạ. Và, em có thể tiêm thuốc Anti D được không, hay phải chờ đến tuần 12,28,32 ạ?