1

Hiểu về tỷ lệ cholesterol

Nồng độ cholesterol trong máu cho biết một người có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác cao hay thấp.
Hiểu về tỷ lệ cholesterol Hiểu về tỷ lệ cholesterol

Cholesterol toàn phần (total cholesterol) là tổng của:

  • lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol tốt
  • lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol xấu
  • 20% triglyceride, một loại chất béo trong máu

Tỷ lệ cholesterol (cholesterol ratio) được tính bằng cách lấy trị số cholesterol toàn phần chia cho HDL.

Ví dụ, nếu cholesterol toàn phần là 180 mg/dL và HDL là 82 mg/dL, thì tỷ lệ cholesterol là 2,2.

Tỷ lệ cholesterol ở nam giới và ở nữ giới

Các chuyên gia khuyến nghị nên cố gắng giữ tỷ lệ cholesterol dưới 5 và tỷ lệ lý tưởng là 3,5. Tuy nhiên, tỷ lệ cholesterol lý tưởng ở nam giới và phụ nữ có thể khác nhau.

Mức cholesterol toàn phần lý tưởng ở người lớn là 200 mg/dL trở xuống.

Phụ nữ thường có mức HDL cao hơn nam giới. Mức HDL lý tưởng là 40 mg/dL trở lên ở nam giới và 50 mg/dL trở lên ở nữ giới. Điều này có nghĩa là tỷ lệ cholesterol lý tưởng ở nam giới là 5 trong khi ở phụ nữ là 4.

Một nghiên cứu tại Thụy Điển vào năm 2019 đã xem xét mối liên hệ giữa tỷ lệ cholesterol và nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ độ tuổi 50. Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ có tỷ lệ cholesterol 3,5 trở xuống có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp nhất và so với nhóm có tỷ lệ cholesterol là 3,5 trở xuống:

  • những phụ nữ có tỷ lệ cholesterol từ 3,5 đến 4,0 có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 14%
  • những phụ nữ có tỷ lệ cholesterol từ 4,0 đến 5,0 có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 46%
  • những phụ nữ có tỷ lệ cholesterol từ 5,0 trở lên có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 89%

HDL và LDL

Lipoprotein mật độ cao (high-density lipoprotein – HDL), hay cholesterol tốt, đưa khoảng 25 đến 33% lượng cholesterol tự do trong máu trở lại gan. Sau đó, gan loại bỏ LDL ra khỏi cơ thể. Điều này ngăn LDL tích tụ lại trong động mạch và làm hẹp tắc động mạch.

Mặt khác, lipoprotein mật độ thấp (low-density lipoprotein – LDL), hay cholesterol xấu, đưa cholesterol đến động mạch. Choleterol tích tụ tạo thành mảng bám trong động mạch. Tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch và gây cản trở lưu thôngg máu.

Cholesterol, kể cả cholesterol xấu, vẫn có những vai trò nhất định trong cơ thể. Cơ thể cần cholesterol cho nhiều chức năng quan trọng, chẳng hạn như sản xuất axit mật và hormone như estrogen, testosterone. Cholesterol được tạo ra tự nhiên bởi gan. Gan có thể đáp ứng đủ nhu cầu cholesterol của cơ thể.

Theo Viện Chất lượng và Hiệu quả Chăm sóc Sức khỏe Đức (Institute for Quality and Efficiency in Health Care), mức HDL tối ưu ở nam giới là trên 40 mg/dL và ở phụ nữ là trên 50 mg/dL.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mức LDL tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Cách cải thiện tỷ lệ cholesterol

Để cải thiện tỷ lệ cholesterol, bạn cần giảm mức cholesterol toàn phần hoặc tăng HDL hoặc kết hợp cả hai. Sau đây là một số cách để cải thiện tỷ lệ cholesterol.

Ăn nhiều chất xơ hòa tan

Ăn nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch. Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Nghiên cứu cho thấy chất xơ hòa tan giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Để tăng lượng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống, hãy ăn những thực phẩm như:

  • Các loại đậu
  • Yến mạch nguyên cám
  • Táo, rất giàu pectin (một loại chất xơ hòa tan)

Giảm chất béo xấu

Tránh hoặc hạn chế những thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn. Những loại chất béo này làm tăng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol.

Tập thể dục

Theo các nghiên cứu, tập thể dục, nhất là tập cardio, có thể giúp tăng mức HDL. Một số hình thức tập cardio:

  • Chạy bộ
  • Đi bộ
  • Đạp xe
  • Bơi lội
  • Nhảy dây
  • Boxing

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng LDL và cholesterol toàn phần, trong khi làm giảm mức HDL. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng cai càng sớm càng tốt.

Dùng thuốc statin

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm LDL và cholesterol toàn phần, đồng thời làm tăng mức HDL.

Ví dụ về các loại thuốc trong nhóm statin:

  • atorvastatin
  • lovastatin
  • pitavastatin
  • rosuvastatin

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), statin có lợi cho những người:

  • có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • có chỉ số LDL từ 70 189 mg/dL và nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch trong vòng 10 năm trên 5%
  • có chỉ số LDL trên 190 mg/dL
  • từ 40 đến 75 tuổi mắc bệnh tiểu đường

Bạn cần dùng những loại thuốc này suốt đời. Nếu muốn ngừng thuốc, bạn cần trao đổi trước với bác sĩ.

Tóm tắt bài viết

Tỷ lệ cholesterol cho biết nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người. Tuy nhiên, trong những trường hợp có nguy cơ cao, chỉ riêng tỷ lệ cholesterol là chưa đủ để xác định phương pháp điều trị.

Bác sĩ vẫn phải dựa trên chỉ số cholesterol toàn phần để đưa ra những khuyến nghị về điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và kê loại thuốc điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Kiểm soát cholesterol bằng statin và niacin có hiệu quả như thế nào?
Kiểm soát cholesterol bằng statin và niacin có hiệu quả như thế nào?

Nếu thay đổi lối sống chưa đủ hiệu quả để giảm cholesterol về mức an toàn, nhiều người có thể phải dùng thuốc như statin hoặc niacin. Việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào mức cholesterol hiện tại và phương pháp điều trị đã thử, kết quả thường có thể thấy được sau 2–4 tuần.

Kiểm soát cholesterol bằng statin hay thay đổi lối sống sẽ hiệu quả hơn?
Kiểm soát cholesterol bằng statin hay thay đổi lối sống sẽ hiệu quả hơn?

Nếu có mức LDL - hay còn gọi là cholesterol “xấu” - cao, bạn sẽ có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Có hai phương pháp chính để hạ mức LDL là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

9 hiểu lầm phổ biến về chất béo và cholesterol trong chế độ ăn
9 hiểu lầm phổ biến về chất béo và cholesterol trong chế độ ăn

Nhiều người hiểu lầm rằng ăn các thực phẩm giàu cholesterol và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nhưng các nghiên cứu gần đây đã bác bỏ quan điểm này.

Triglyceride cao nhưng cholesterol lại bình thường là dấu hiệu của bệnh gì?
Triglyceride cao nhưng cholesterol lại bình thường là dấu hiệu của bệnh gì?

Mặc dù triglyceride cao không phải lúc nào cũng dẫn đến cholesterol cao nhưng kể cả khi chỉ có mình chỉ số triglyceride cao thì cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Cholesterol cao ở trẻ em
Cholesterol cao ở trẻ em

Không chỉ người lớn mới bị ảnh hưởng bởi cholesterol cao. Trẻ em cũng có thể có mức cholesterol cao, có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim, khi trẻ lớn hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây