Hiểu về kết quả đo huyết áp

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg) và gồm có hai chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Hiểu về kết quả đo huyết áp Hiểu về kết quả đo huyết áp

Huyết áp được biểu thị qua hai chỉ số:

  • Chỉ số ở trên là huyết áp tâm thu: thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp.
  • Chỉ số ở dưới là huyết áp tâm trương: thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim nghỉ giữa các lần co bóp.

Các mức huyết áp

Để duy trì huyết áp ổn định ở mức khỏe mạnh, điều quan trọng là phải biết huyết áp bao nhiêu là lý tưởng và bao nhiêu là bất thường.

Huyết áp cao (tăng huyết áp)

Bảng dưới đây là phạm vi huyết áp khỏe mạnh, tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp, theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA):

Mức huyết áp

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp khỏe mạnh

Dưới 120

và dưới 80

Tiền tăng huyết áp

120 - 129

và dưới 80

Tăng huyết áp độ 1

130 - 139

hoặc 80 - 89

Tăng huyết áp độ 2

140 trở lên

hoặc 90 trở lên

Cơn tăng huyết áp

Trên 180

hoặc trên 120

Chỉ cần một trong hai chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương ở mức quá cao là đủ được coi là tăng huyết áp.

Ví dụ, nếu huyết áp là 119/81 mmHg thì có nghĩa là tăng huyết áp độ 1. Nếu huyết áp là 138/92 mmHg thì có nghĩa là tăng huyết áp độ 2.

Huyết áp thấp

Nhìn chung, tiêu chuẩn xác định huyết áp thấp hay tụt huyết áp phụ thuộc vào triệu chứng và tình huống nhiều hơn là chỉ số cụ thể.

Tuy nhiên, theo AHA và Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), một người được xác định là có huyết áp thấp khi huyết áp nằm trong phạm vi sau:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg trở xuống
  • Huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống

Mức huyết áp ở trẻ em

Mức huyết áp của trẻ em khác với người lớn. Cách đánh giá huyết áp ở trẻ em phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, giới tính và chiều cao.

Nếu lo lắng về huyết áp của trẻ, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được giải thích rõ.

Làm thế nào để biết chỉ số huyết áp?

Bạn có thể đo huyết áp tại bệnh viện, phòng khám hay hiệu thuốc. Bạn cũng có thể mua máy đo huyết áp và tự đo tại nhà.

Nên lựa chọn máy đo huyết áp bắp tay vì kết quả sẽ chính xác hơn máy đo huyết áp cổ tay hay ngón tay.

Điều quan trọng là phải đo huyết áp thường xuyên, ghi lại kết quả và theo dõi.

Mỗi khi đo huyết áp nên đo lại một vài lần, mỗi lần cách nhau 1 phút.

Cách kiểm soát huyết áp

Nếu kết quả đo huyết áp thấp hoặc cao hơn mức bình thường và điều này lặp lại nhiều lần thì hãy đi khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Huyết áp cao

Việc điều trị huyết áp cao phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như mức độ và loại tăng huyết áp, cũng như bạn có đang mắc bệnh lý nào hay không.

  • Tăng huyết áp độ 1: có thể chỉ cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là đủ để làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh thận thì có thể sẽ phải dùng thuốc hạ huyết áp.
  • Tăng huyết áp độ 2: cần kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc.
  • Cơn tăng huyết áp: Khi huyết áp vượt quá 180/120 mmHg thì cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Nói chung, những biện pháp chính để giảm và kiểm soát huyết áp cho người bị tăng huyết áp gồm có:

  • Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch như rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám
  • duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • không ăn nhiều muối (tối đa 1.500mg mỗi ngày)
  • hạn chế rượu bia
  • tập thể dục thường xuyên
  • giảm căng thẳng
  • bỏ thuốc lá nếu hút
  • uống thuốc hạ huyết áp

Huyết áp thấp

Nếu huyết áp thấp không có triệu chứng thì không cần điều trị.

Nếu có triệu chứng, các phương pháp điều trị gồm có:

  • Tăng lượng muối
  • Uống nhiều nước
  • Mang vớ y khoa để ngăn ngừa máu tụ ở chân
  • Dùng corticoid như fludrocortisone để tăng thể tích máu

Biến chứng của huyết áp cao và huyết áp thấp

Huyết áp cao và huyết áp thấp không được kiểm soát đều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng của huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể dẫn đến:

  • chóng mặt
  • ngất xỉu
  • bị thương do té ngã
  • tổn thương tim
  • tổn thương não
  • tổn thương các cơ quan khác

Biến chứng của huyết áp cao

Nếu không đo huyết áp thì sẽ rất khó biết được khi nào huyết áp tăng cao. Huyết áp cao thường không gây triệu chứng cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra cơn tăng huyết áp. Trường hợp này cần được điều trị khẩn cấp.

Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng như:

  • Tai biến mạch máu não
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh não
  • Phình động mạch
  • Bệnh mạch máu ngoại biên
  • Tổn thương thận hoặc giảm chức năng thận
  • Rung nhĩ
  • Mất thị lực

Trường hợp khẩn cấp

Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng sau đây:

  • Đau ngực dữ dội
  • Đau lưng
  • Khó thở hoặc khó nói
  • Yếu cơ hoặc mệt mỏi
  • Thay đổi thị lực, ví dụ như nhìn mờ hay song thị

Tóm tắt bài viết

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Mức huyết áp khỏe mạnh là dưới 120/80 mmHg.

Nếu huyết áp thường xuyên thấp hoặc cao hơn mức bình thường, hãy đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị nhằm kiểm soát huyết áp ổn định và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hiểu về tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật
Hiểu về tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ. Tiền sản giật là tình trạng huyết áp tăng cao đi kèm protein niệu (có protein trong nước tiểu), gây ra các triệu chứng như phù nề và đau đầu.

Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?
Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng huyết áp trên 130/80 mmHg. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xảy ra các tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Chảy máu mũi thường không phải là triệu chứng của tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ chảy máu mũi hay không.

Hiểu về bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Hiểu về bệnh võng mạc do tăng huyết áp

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp cao làm hỏng các mạch máu của võng mạc. Bệnh lý này gây ra những thay đổi về thị lực, sưng mắt và cần phải điều trị.

Cao huyết áp và rối loạn cương dương
Cao huyết áp và rối loạn cương dương

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, có thể góp phần gây rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp cũng có thể gây ra rối loạn cương dương.

13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp

Chế độ ăn lành mạnh hàng ngày cũng là một cách để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây