Hiện tượng mang thai giả
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả (MTG) xảy ra khi trứng đã được thụ tinh phát triển thành một khối u thai giả thay vì một phôi bình thường. Bạn vẫn có thể có các triệu chứng mang thai bình thường ngay từ đầu. Nhưng cuối cùng bạn sẽ bị chảy máu và các triệu chứng khác cho thấy có điều gì đó không ổn.
Sảy thai theo cách này có thể rất đáng sợ và đau lòng, nhưng miễn là bạn được điều trị phù hợp thì sẽ không có bất kỳ hậu quả nào lâu dài về thể chất.
Tỷ lệ mang thai giả là bao nhiêu?
Thường thì 1500 trường hợp bà bầu ở Mỹ lại có một trường hợp có thai giả. Nếu bạn dưới 20 hoặc trên 35 tuổi hoặc nếu bạn đã từng mang thai giả hoặc sảy thai từ 2 hoặc 3 lần thì nguy cơ của bạn sẽ cao hơn. Phụ nữ có nguồn gốc Đông Nam Á dường như cũng có nguy cơ mang thai giả cao hơn.
Các nguyên nhân gây mang thai giả?
MTG xảy ra khi có một số vấn đề nhất định với thông tin di truyền (nhiễm sắc thể) trong trứng được thụ tinh khi thụ thai. Kết quả là trứng có thể phát triển thành một khối u mà không có phôi (được gọi là khối u hoàn chỉnh) hoặc phôi bất thường (khối u một phần).
Trong các thai kỳ bình thường, trứng được thụ tinh sẽ chứa 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 từ mẹ, nhưng trong trường hợp MTG thì không như vậy.
Trong hầu hết các trường hợp mang thai giả toàn phần. trứng đã được thụ tinh chứa 2 bản sao nhiễm sắc thể từ cha và không có từ mẹ. Trong trường hợp này, không có phôi thai, túi nước ối, hoặc bất cứ mô nhau thai bình thường nào. Thay vào đó, nhau thai tạo thành một khối u có hình giống như một cụm nho.
Trong hầu hết các trường hợp MTG một phần, trứng được thụ tinh có bộ NST bình thường từ mẹ và hai bộ từ người cha, do đó, có 69 nhiễm sắc thể thay vì 46 như bình thường (điều này có thể xảy ra khi các nhiễm sắc thể từ tinh trùng được nhân đôi hoặc khi hai tinh trùng thụ tinh cùng trứng).
Trong thai kỳ mang thai giả một phần, có một số mô nhau thai bình thường trong nhóm mô bất thường. Phôi bắt đầu phát triển, vì vậy sẽ có bào thai hoặc chỉ vài mô bào thai hoặc một túi nước ối. Nhưng ngay cả khi có bào thai thì trong hầu hết các trường hợp bào thai đó cũng bất thường và không thể tồn tại.
Cách nhận biết mang thai giả
Ngay từ đầu, bạn có thể có các triệu chứng mang thai bình thường, nhưng tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ bắt đầu bị chảy máu nhiều. Nó có thể là màu đỏ tươi hoặc màu nâu xám, bị chảy máu liên tục, nhẹ hoặc nặng. Việc chảy máu này có thể bắt đầu sớm nhất là vào tuần thứ 6 của thai kỳ hoặc tuần thứ 12.
Bạn cũng có thể bị buồn nôn và nôn mửa, đau bụng và sưng bụng (vì tử cung có thể phát triển nhanh hơn bình thường).
Một số phụ nữ phát triển chứng tiền sản giật trước giai đoạn giữa thai kỳ nếu họ có thai giả mà không được phát hiện. Tuy nhiên ngày nay siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các trường hợp mang thai giả sớm hơn nên tình trạng này hiếm khi kéo dài đến mức phát triển chứng tiền sản giật.
Gọi ngay cho bác sĩ hoặc bà mụ nếu bạn xuất hiện hiện tượng ra đốm máu hoặc chảy máu trong suốt thai kỳ. Những triệu chứng này không nhất thiết báo hiệu một thai kỳ giả, nhưng bác sĩ có lẽ sẽ tiến hành siêu âm để tìm ra nguyên nhân và có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo mức hormone thai kỳ hCG của bạn. Nếu bạn có thai kỳ giả, siêu âm sẽ cho thấy các nang hình chùm nho trong tử cung của bạn và mức hCG sẽ cao hơn bình thường.
Cách điều trị tình trạng mang thai giả
Nếu được chẩn đoán có thai giả, bạn sẽ cần phải thực hiện nong và nạo long tử cung (D&C) hoặc nạo hút để loại bỏ mô bất thường. Quy trình này có thể được thực hiện nhờ gây tê toàn thân hoặc cục bộ hoặc bạn có thể được truyền thuốc an thần qua tĩnh mạch.
Để thực hiện D&C bác sĩ sẽ đưa phễu soi mỏ vịt vào âm đạo, làm sạch cổ tử cung và âm đạo bằng dung dịch sát trùng, và mở rộng cổ tử cung bằng các thanh kim loại hẹp. Sau đó, cô ấy sẽ đưa một ống nhựa rỗng qua cổ tử cung và hút mô từ tử cung ra. Cuối cùng, cô ấy sử dụng một dụng cụ hình phễu được gọi là thìa nạo để nhẹ nhàng nạo phần còn lại của mô từ thành tử cung của bạn.
Bạn sẽ có nhiều khả năng được chụp X quang ngực sau đó để kiểm tra xem liệu có tế bào bất thường nào thừ bào thai giả đã lan đến phổi hay không. Hiếm khi những tế bào này lan sang các cơ quan khác của cơ thể nhưng nếu chúng lan sang thì phổi sẽ là vị trí dễ lan nhất.
Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi mức hCG mỗi tuần một lần để đảm bảo chúng đang giảm - dấu hiệu cho thấy không còn mô giả. Một khi mức hCG xuống mức 0 trong một vài tuần liên tiếp, bạn vẫn cần kiểm tra mỗi một hoặc 2 tháng một lần trong năm kế tiếp.
Đôi khi, các tế bào bất thường vẫn còn sau khi mô được lấy đi. Điều này xảy ra ở 11% phụ nữ có khối u từng phần và 18 đến 29% phụ nữ có khối u toàn phần và được gọi là sự tạo u nguyên bào nuôi do thai nghén dai dẳng (persistent gestational trophoblastic neoplasia)
Trong hầu hết các trường hợp, khối u dai dẳng có thể được điều trị bằng hóa trị liệu. Nhưng một số lượng rất nhỏ (khoảng 1 trong 20.000 đến 40.000 trường hợp) sẽ dẫn đến một dạng ung thư ác tính gọi là ung thư nguyên bào nuôi (ung thư nhau thai - gestational choriocarcinoma).
Với quá trình điều trị nhanh chóng và thích hợp, gần 100% trường hợp u ác tính khi mang thai có thể chữa khỏi được khi nó không lan ra ngoài tử cung. Ngay cả trong những trường hợp hiếm hoi, trong đó các tế bào bất thường đã lan ra các cơ quan khác, 80 đến 90% các trường hợp vẫn có thể được chữa khỏi. Sau khi hoàn toàn thuyên giảm, bạn sẽ cần phải theo dõi mức hCG của mình trong một năm và có thể phải thực hiện các thử nghiệm định kỳ khác.
(Một điều cần lưu ý: Nếu bạn quyết định không muốn mang bầu nữa, bạn có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ dạ con thay vì D & C vì nó làm giảm nguy cơ các tế bào bất thường trở lại. Phụ nữ trên 40 tuổi có khối u toàn phần thường được gợi ý lựa chọn này vì họ có nguy cơ đặc biệt.).
Khi nào phụ nữ có thể thụ thai lại?
Cho dù bạn đã được điều trị bằng phương pháp nào thì cũng cần phải đợi một năm sau khi mức hCG giảm xuống còn 0 mới bắt đầu có thai. Nếu bạn mang thai trước, mức hCG sẽ tăng lên và bác sĩ sẽ không thể biết được liệu mô bất thường có trở lại hay không.
Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
- 1 trả lời
- 2257 lượt xem
Năm nay em 32 tuổi, hiện đang mang thai lần hai. Lần trước em sanh non, lần này khi thai được 11 tuần, em thấy ra huyết âm đạo như kiểu động thai hay dọa sẩy gì đó. Bây giờ, thai đã 18 tuần thì bụng em có hiện tượng go cứng lại, nhưng không thấy ra huyết. Vậy, em có cần làm xét nghiệm gì để biết nguyên nhân không ạ?
- 1 trả lời
- 855 lượt xem
Em bị nhân xơ tử cung 50mm và u tuyến giáp nữa. Cho em hỏi là thai của em tới nay vẫn chưa có tim thai; lại có hiện tượng doạ sảy nữa thì em nên dùng thuốc gì ạ? Em tiêm Progestone 1 tuần (2 ngày 1 mũi) mà không đỡ. Các bác sĩ tư vấn dùm em với ạ?
- 1 trả lời
- 453 lượt xem
Vì nhiều lý do cá nhân, em không thể giữ thai lại nên đành phải phá thai bằng thuốc. Sau khi dùng thì máu ra ít dần, nhưng vẫn rong huyết cho đến nay là nửa tháng, người mệt mỏi, không sốt, không đau bụng. Em thấy rất lo nên muốn hỏi bs là cần uống thuốc gì cho cầm máu ạ?
- 1 trả lời
- 1196 lượt xem
Năm nay em 28 tuổi, có thai lần đầu. Lúc thai 12 tuần, đi siêu âm, mọi chỉ số bình thường. Một tuần sau, có hiện tượng ra máu nâu, em đi khám, bs siêu âm cho biết vành nhau cách lỗ tử cung 22mm và kê thuốc Utrogestan 200mg (2 viên sáng, tối, uống trong 2 tuần). Mong được bs tư vấn ạ?
- 1 trả lời
- 1361 lượt xem
Mấy hôm nay, em thấy nghén, buồn nôn, không ăn được, không đau bụng hay ra huyết... nên mới đi khám. Bs cho biết thai em được 6 tuần, đã có tim thai và phôi thai, nhưng có hiện tượng bóc tách quanh túi thai 10% nên cho em thuốc uống dưỡng thai và hẹn tuần sau khám lại. Như vậy, có đáng lo không, thưa bs?