Gây tê cạnh nhãn cầu phẫu thuật cắt mống mắt quang học
I. ĐẠI CƯƠNG
Gây tê cạnh nhãn cầu là phương pháp tiêm thuốc tê vào hốc mắt bên ngoài chóp cơ, xa nhãn cầu, xa thị thần kinh, màng cứng và lỗ thị giác. 2 vị trí tiêm là điểm nối giữa trong và 2⁄3 ngoài của bờ trên xương hốc mắt và điểm nối giữa 1⁄3 ngoài và 2⁄3 trong của bờ dưới xương hốc mắt.Trong gây tê cạnh nhãn cầu, thuốc tê ngấm trực tiếp lên các tận cùng thần kinh và các thân thần kinh nằm bao quanh nhãn cầu gây ức chế cảm giác đau và vận động nhãn cầu.
1. Ưu điểm:
- Hiệu quả gây tê tốt: giảm đau tốt, giảm vận động nhãn cầu
- Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện
- Giá thành thấp
2. Nhược điểm
- Có thể tiêm nhầm vào mạch máu hoặc nhãn cầu, đặc biệt khi trục nhãn cầu trên 26 mm
- Có thể gây tăng nhãn áp nếu tiêm số lượng thuốc tê lớn
- Gây đau hơn so với gây tê dưới bao tenon
II. CHỈ ĐỊNH
- Dùng để gây tê cho người bệnh cần phẫu thuật bong võng mạc theo phương pháp kinh điển
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh không hợp tác
- Người bệnh dị ứng với thuốc tê
- Người bệnh có bất thường về đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ gây mê và Kỹ thuật viên gây mê hồi sức
2. Phương tiện:
- Tăm bông sát trùng
- Dung dịch Betadin 10%
- Bơm tiêm 5mlhoặc 10ml (kim 25G, dài 25 mm)
- Kim rút thuốc
- Super pinky (thanh đè)
- Dung dịchthuốctê:
- Lidocain 2%
- Bupivacaine 0.5%
- Hyaluronidase 180UI/ml
- Người bệnh: đúng tên tuổi và bệnh tại mắt cần phẫu thuật, đã được mặc quần áo đúng quy định. Người bệnh được giải thích để phối hợp với bác sĩ, đảm bảo thành công và an toàn của phẫu thuật
- Hồ sơ bệnh án: đầy đủ xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán và gây tê phẫu thuật, biên bản duyệt mổ hợp pháp, giấy cam đoan phẫu thuật gây mê hồi sức...
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: xác định các vấn đề liên quan đến công tác gây mê hồi sức thông qua các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng.
2. Kiểm tra người bệnh đúng tên tuổi, đúng bệnh, đúng mắt cần phẫu thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Lấy thuốc tê: 3-4 ml lidocain 2% và 3-4 ml bupivacaine 0.5%, Hyaluronidase 180UI/ml
- Người bệnh nằm ngửa, mắt nhìn thẳng, sát trùng vị trí tiêm bằng tăm bông tẩm dung dịch Betadin 10%.
- Vị trí tiêm mũi 1: Điểm nối giữa 1⁄3 ngoài và 2⁄3 trong bờ dưới hốc mắt, mũi vát kim hướng lên trên. Vị trí tiêm mũi 2: Điểm nối giữa 1⁄3 trong và 2⁄3 ngoài bờ trên hốc mắt, mũi vát kim hướng xuống dưới.
- Khi xuyên kim qua da mi phải thực hiện đồng thời với đẩy nhẹ nhãn cầu lên cao bằng cách ấn ngón tay vào rãnh giữa hốc mắt và nhãn cầu. Động tác xuyên kim phải nhẹ nhàng, cảm giác không có bất kỳ sự cản trở nào tới khi kim vào đúng vùng xích đạo nhãn cầu, từ từ đưa kim vượt qua xích đạo nhãn cầu, giữ mũi kim bên ngoài chóp cơ.Kiểm tra vị trí kim đúng bằng cách bảo người bệnh liếc mắt thử và hút nhẹ piton của bơm tiêm. Chỉ khi chắc chắn kim đã ở đúng vị trí mới tiến hành bơm thuốc. Bơm thuốc tê chậm đồng thời dưới sự kiểm soát nhãn áp mắt ước lượng bằng sờ tay. Sau tiêm mắt có cảm giác căng đầy và xuất hiện sụp mi là dấu hiệu kỹ thuật gây tê tốt
- Ép nhãn cầu bằng super pinky (thanhđè) 25 mmHg khoảng 5- 10 phút, giúp thuốc tê lan toả tốt, giảm nhãn áp, giảm phù nề tại chỗ. Chỉ khi chắc chắn mắt đã nhắm kín hoàn toàn mới được thực hiện động tác này tránh gây tổn thương giác mạc.
- Bỏ ép nhãn cầu và kiểm tra sự bất động của mắt. Mắt bất động tốt và đồng tử giãn nhẹ là dấu hiệu đảm bảo kỹ thuật gây tê cạnh nhãn cầu tốt
VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tụ máu vị trí tiêm: xử trí đè với áp lực nhẹ lên vùng kết mạc bị phù để tránh tình trạng phù lan tỏa rộng ra xung quanh
- Tụ máu hốc mắt: Hoãn mổ và điều trị như chấn thương Mắt đụng dập.
- Chọc kim vào nhãn cầu: Hoãn mổ và điều trị như chấn thương xuyên nhãn cầu
- Tiêm nhầm vào mạch máu: Điều trị cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn như trường hợp ngộ độc thuốc tê
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
Phẫu thuật cắt bàng quang là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang. Đôi khi, phẫu thuật cắt bàng quang được thực hiện để điều trị một bệnh ung thư khác di căn đến bàng quang.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Mất ngủ sau phẫu thuật là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật có thể là do đau đớn, tác dụng phụ của thuốc và môi trường bệnh viện. Mất ngủ thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau phẫu thuật và có thể khắc phục bằng các biện pháp như thay đổi thói quen trong ngày cũng như thói quen trước khi đi ngủ và điều chỉnh môi trường ngủ.
- 1 trả lời
- 847 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 771 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 782 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 419 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 1187 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?