1

Gây mê mask thanh quản phẫu thuật thuật cắt u kết mạc, giác mạc không vỏ

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Gây mê mask thanh quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt mask thanh quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật - Duy trì thông thoáng đường hô hấp trên.

  •  Dễ dàng hô hấp hỗ trợ hay chỉ huy.
  •  Đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gây mê toàn thân ở các tư thế, ở các giai đoạn nguy kịch và hồi sức sau phẫu thuật.

II.CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có tăng áp hốc mắt
  •  Kiểm soát dường hô hấp bằng mặt nạ khó khăn.
  •  Duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp hoặc thuốc mê tĩnh mạch, để tự thở hoặc hô hấp điều khiển.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Không đủ phương tiện hồi sức.
  •  Không thành thạo kĩ thuật.
  •  Chống chỉ định với sử dụng Mask thanh quản.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện ký thuật: bác sĩ, kĩ thuật viên chuyên khoa gây mê hồi sức.

2. Phương tiện:

-Mask thanh quản các cỡ (Từ số 1 đến số 4)

-Dụng cụ đặt nội khí quản đề phòng đặt mask thanh quản thất bại

  • Đèn nội khí quản, kiểm tra pin tốt.
  •  Lưỡi đèn nội khí quản thẳng, cong, các cỡ khác nhau. Tối thiểu có hai cỡ lưỡi, kiểm tra bóng đèn.
  •  1 kìm Magill
  •  1 mandrin mềm
  •  Ống nội khí quản các cỡ khác nhau (2 đến 3 ống số liên tục, bóng nội khí quản không bị thủng).
  •  Rắc co phù hợp vói Mask thanh quản.
  •  1 Bơm tiêm l0ml.
  • -+1 canun Guêđen.
  •  Ống thông hút phế quản và ống hút miệng.

- Mặt nạ các cỡ khác nhau

- Hệ thống bóng để hô hấp bằng tay.

- Xylocain dạng gell.

- Găng sạch

- Băng dính cố định Mask thanh quản, băng dán bảo vệ mắt.

- Dụng cụ đặt nội khí quản khó.

- Máy hút.

- Máy thở, máy mê, hoặc phương tiện bóp tay.

3. Người bệnh

4. Hồ sơ bệnh án

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Chuẩn bị ống nghe, đo mạch, huyết áp, máy hút.

3.2. Tiền mê

  •  Atropine liều 10μg/kg phòng phản xạ mắt tim
  •  Midazolam liều 0,08-0,1mg/kg

3.3. Các thuốc khởi mê.

3.4.Khởi mê.

-Úp masque cho bệnh nhân thở oxy 100%

- Đa số bắt đầu bằng fentanyl.

- Thuốc gây ngủ ( Propofol, thuốc mê bốc hơi).

- Thuốc dãn cơ (succinylcholin, norcuron, pavulon, arduan, tracrium) có thể dùng thuốc dãn cơ hoặc không dùng để bệnh nhân tự thở.

- Liều lượng các thuốc sử dụng theo liều thuốc mê đường tĩnh mạch, thuốc mê bốc hơi úp đến khi cằm trễ, nhãn cầu đứng chính giữa là có thể đặt được Mask.

- Phòng buồn nôn, nôn (Trong phẫu thuật mắt hay gặp buồn nôn, nôn do phản xạ mắt tim cũng như các thuốc dùng trong gây mê ảnh hưởng tới kết quả điều trị).

  •  Ondansetron liều 0.1-0,15 mg/kg
  •  Desamethazone liều 0,1mg/kg

3.1. Kĩ thuật:

  • Gây mê đặt Mask thanh quản là một kỹ thuật dễ thực hiện, không đòi hỏi người nhiều kinh nghiệm, ít kích thích khi rút ống rất phù hợp với các phẫu thuật nhãn khoa.
  •  Để người bệnh nằm ngửa.
  • Đặt mask thanh quản theo kỹ thuật ngón tay trỏ cầm Mask như cầm bút đầu ngón trỏ đặt vào điểm nối giữa mask và ống, đẩy mask trượt dọc theo thành trên vòm miệng hướng tới thành sau họng để tránh cuộn lưỡi.
  • Đẩy trượt dễ dàng đến khi gặp lực cản là tới tiền đình thanh quản, tiền đình thanh quản rộng ở trên hẹp ở dưới, nếu cần thì tăng lực đẩy nhưng không quá mạnh để dưa mask vào vị trí, mask thanh quản nằm úp lên trên tiền đình thanh quản.
  • Khi mask vào vị trí tiến hành bơm cuff, áp lực của cuff nhỏ hơn 60 cmH20 nếu không có đồng hồ đo thì số ml bơm tùy thuộc từng cỡ mask qui định, trong quá trình bơm mask bị đẩy ra ngoài khoảng 1 cm.
  • kiểm tra mask đã vào đúng vị trí không bằng cách nghe vùng cổ bệnh nhân xem có thông khí tốt không, có dò khí không.
  • Cố định ống bằng hai sợi băng dính.

.4. Duy trì mê:

  •  Gây mê Mask thanh quản có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy tuỳ theo từng trường hợp.
  •  Để tự thở với thuốc mê bốc hơi (khi đặt ống cũng sử dụng thuốc mê bốc hơi như halothan, sevofluran), thuốc mê bốc hơi được sử dụng và điều khiển qua bình chuyên biệt.
  •  Hô hấp bằng máy hoặc bóp tay và duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, phối hợp fentanyl, thuốc mê, thuốc dãn cơ (có thể dùng hoặc không dùng) bằng tiêm cách quãng hoặc duy trì bằng bơm tiêm điện truyền liên tục.
  •  Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch đường bơm tiêm điện, giảm liều thuốc mê bốc hơi.
  •  Khi sử dụng thuốc mê đường hô hấp (halothan, isofluthan, sevofluran), cho dừng thuốc lúc kết thúc cuộc phẫu thuật, mở van hết cỡ, tăng thông khí, bóp bóng dự trữ để xả thuốc mê trong vòng mê.
  •  Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2 (khí CO2 trong hơi thở ra).
  •  Đề phòng lệch vị trí của mask.

5. Tiêu chuẩn rút Mask thanh quản.

  • Các chỉ số tuần hoàn , hô hấp ổn định bệnh nhân tự thở sâu, tần số trên 14 lần/phút, Vte 5-8 ml/kg, SpO2 98-100%.
  • Có thể rút mask khi bệnh nhân vẫn còn mê (trong trường hợp không sử dụng giãn cơ) rút mask sớm tránh gây kích thích cho người bệnh, đây là một ưu điểm của đặt mask thanh quản trong phẫu thuật nhãn khoa tránh được kích thích làm tăng áp lực nội nhãn.
  •  Rút mask khi người bệnh tỉnh, làm theo y lệnh: mở mắt, há mồm, thè lưỡi, nắm tay chặt, nhấc đầu cao .
  •  Nếu không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, phải đánh giá tình trạng người bệnh, tác dụng của thuốc dãn cơ, tác dụng ức chế hô hấp của Fentanyl, người bệnh còn ngủ do thuốc, cho giải dãn cơ hay dùng naloxon.

VI. KĨ THUẬT RÚT MASK THANH QUẢN.

  •  Hút sạch họng, miệng bằng ống hút vô khuẩn 1.
  •  Không tháo cuff của mask thanh quản.
  •  Kéo mask theo chiều giải phẫu của khoang miệng để đưa phần còn lại của đờm dãi còn lại ra ngoài.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến do đặt Mask thanh quản khí quản:

  •  Thất bại không đặt được mask thường do mê chưa đủ sâu. Xử lí gây mê đủ sâu đặt lại mask.
  •  Đặt không đúng vị trí nghe có thể phát hiện có tiếng rít thanh quản .
  •  Chấn thương khi đặt mask do động tác quá thô bạo.
  •  Tăng mạch, tăng huyết áp trong giai đoạn đặt mask thanh quản: chế ngự mạch, huyết áp tăng, khởi mê đảm bảo liều lượng Fentanyl có thể giảm một phần tác dụng này.
  • Co thắt thanh khí phế quản.

2. Gập ống mask thanh quản, tụt mask, mask bị lệch vị trí: theo dõi các thông số hô hấp (SaO2, EtCO2, áp lực đường thở) phát hiện gập, tụt mask thanh quản.

3. Tai biến do thuốc dãn cơ, morphin: giải dãn cơ và dừng thuốc đối kháng với morphin: naloxon.

4. Lưu ý các tai biến do phản xạ khi phẫu thuật vùng mắt gây ra: Mạch chậm, loạn nhịp tim...

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?

Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.

Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?

Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Suy thận sau phẫu thuật tim có phục hồi được không?
Suy thận sau phẫu thuật tim có phục hồi được không?

Phẫu thuật điều trị các vấn đề về tim có thể gây suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề về thận hiện có. Các giải pháp điều trị suy thận gồm có lọc máu và ghép thận.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  618 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  577 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  806 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây