Đợi tháng sau tái khám rồi tiêm ngừa uốn ván luôn, có muộn?

Thực ra, bạn có thể tiêm ngừa uốn ván ở đâu cũng được, vì thuốc giống nhau mà. Mang song thai, nếu ngại đi lại thì sau 1 tháng, bạn đi tái khám rồi chích ngừa luôn cũng được mà, không có gì phải lo lắng cả, bạn à.
Chuẩn bị mang thai, đi khám và tiêm ngừa luôn được không?
Vợ chồng tôi dự định đầu năm tới, sẽ quan hệ thả để có em bé. Bây giờ, em đi khám sức khỏe tổng quát và tiêm ngừa luôn được không ạ, hay là đợi tới khi nào gần mang thai mới đi khám và tiêm ngừa ạ?
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Tiêm ngừa Rubella được hơn nửa tháng thì đã... "dính bầu"?
Mới tiêm ngừa vacxin Rubella được hơn nửa tháng, em đã bị..."dính bầu". Bác sĩ nói, thai em mới chỉ gần 2 tuần thôi. Vậy, liệu bào thai có bị ảnh hưởng gì không ạ?
- 1 trả lời
- 710 lượt xem
Tiêm ngừa xong từ tháng 6, khi nào có thể mang thai?
Lịch tiêm ngừa Viêm gan B (3 mũi), thủy đậu (2 mũi), sởi - quai bị-rubella và cúm của em từ tháng 2 đến tháng 6/2021 mới hết. Vậy, khi nào em có thể mang thai được ạ?
- 1 trả lời
- 539 lượt xem
Có nên thụ thai sau khi tiêm ngừa, chưa đủ 3 tháng?
Năm nay em 21 tuổi. Em mang thai lần đầu được 8 tuần thì chẳng may không có phôi và tim thai nên đành phải uống thuốc bỏ. Tuần sau, đi tái khám bs cho thuốc ngừa thai marvelon uống trong 7 tuần để điều hòa. Em cũng vừa đi chích ngừa sởi-quai bị-rubella, bs dặn 3 tháng sau mới được thả để có thai. Vậy, nếu em muốn có thai trước 3 tháng thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 595 lượt xem
Muốn khám thai tiếp và sinh luôn ở Bv tuyến trên?
Vợ em mang thai được 33 tuần. Lúc trước, vợ em khám, theo dõi thai ở Bv tỉnh. Nhưng bây giờ em muốn đưa vợ lên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội khám, theo dõi thai tiếp và sinh luôn ở đó thì có được không ạ? Khi đi, em cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ gì ạ?
- 1 trả lời
- 560 lượt xem






Nếu bạn tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, con bạn sẽ có kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang thai, điều này giúp bé phòng ngừa khi mới sinh, khi bé vẫn còn quá nhỏ để được tiêm vắcxin.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.