Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
- Nếu con dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trên 38 độ C, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thay vì tự mình hạ sốt. Nếu từ 3 đến 6 tháng tuổi, đưa bé đến bác sĩ nếu nhiệt độ của bé trên 38,3 độ. Nếu bé 6 đến 12 tháng tuổi, hãy đưa bé đến bác sĩ nếu nhiệt độ của bé lên tới 39.4 độ.
- Nếu bé bị sốt nhẹ hơn các mức trên và vẫn ăn, hoạt động bình thường thì không cần làm bất cứ điều gì để hạ sốt. Trên thực tế, sốt có thể giúp bé chống lại tình trạng nhiễm trùng, nên việc cứ để nó xảy ra tự nhiên có thể là một ý hay. Tất nhiên nếu nhiệt độ của bé mỗi lúc một tăng cao có thể làm bạn lo lắng (đặc biệt nếu trước đó bé đã bị co giật rồi) và khiến bé mệt mỏi. Nếu như thế, hãy hỏi bác sĩ liều lượng acetaminophen hoặc ibuprofen thích hợp để hạ sốt cho bé, như vậy cả bạn và bé đều có thể được nghỉ ngơi.
- Nếu không chọn thuốc hạ sốt, vì bé không uống được thuốc hoặc bạn không muốn cho bé uống – thì một bồn tắm ấm hoặc lau người bằng miếng bọt biển sẽ giúp ích nhiều cho bé. (Tắm cho một đứa trẻ bị sốt là cách thực hiện phổ biến trước khi cho uống thuốc hạ sốt). Chỉ cần đảm bảo nước là nước ấm, không lạnh, vì lạnh sẽ khiến bé rùng mình, run rẩy, điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể bé chứ không hề giảm.
- Bạn cũng có thể nhận thấy bé sẽ dễ chịu hơn với một chiếc khăn lạnh đắp trên trán. Bồn tắm rượu trước đây đã được sử dụng rất phổ biến để hạ sốt cho bé nhưng cho đến thời điểm hiện tại đã không còn được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích vì có thể làm mát bé quá nhanh, sau đó khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.
- Ngoài ra, việc bế con cũng có thể làm tăng nhiệt độ của bé, do đó nếu đang cố hạ sốt cho bé, đừng nên quấn, mặc cho bé quá nhiều đồ hoặc ẵm chặt bé vào lòng.
Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 727 lượt xem
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!
- 1 trả lời
- 796 lượt xem
Bé 1 tháng 12 ngày mà chỉ đi ị 1 lần/ngày hoặc 2 đến 3 ngày đi 1 lần có cần đi khám không?
Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ
- 0 trả lời
- 963 lượt xem
Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?
- 1 trả lời
- 1205 lượt xem
Trẻ hơn 7 tháng người nhỏ xíu, cổ không cứng cáp phải làm gì?
Bé nhà em hiện đang 7 tháng 15 ngày, nặng 7kg, dài 70cm thì có phát triển bình thường không bác sĩ? Vì em thấy bé 7 tháng rồi mà cổ không được cứng cáp như các bé khác. Mẹ bế bồng đứng thì bé cứ bị ngã cổ về sau, chân tay nhỏ, ẵm cắp nách thì bé dịu quặt. Bé có đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng, bác sĩ kết luận bé bị thiếu canxi và cho sữa dinh dưỡng và thuốc bổ sung. Bé uống sữa lại hay ọc sữa nên em phải chia nhỏ các cữ bú, mỗi lần 100ml, sau 1h cho bú lại thì bé ổn hơn. Tuy nhiên hiện tại bé vẫn nhỏ xíu và không tăng cân, ai gặp cũng quở. Em phải làm gì đây ạ? Hàng ngày bé vẫn chơi ngoan, tự lật và tự ngẩng đầu nhưng không biết trườn, bò.
- 1 trả lời
- 1425 lượt xem
Luôn phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.