Chiều dài xương mũi của bé hơi dài, có sao không?
Chiều dài xương mũi dài là được, chỉ khi xương mũi ngắn mới có vấn đề cần quan tâm thôi, bạn à.
Chiều dài xương đùi em bé có ngắn không?
Em mang thai 30, chiều dài xương đùi em bé 50mm, đường kính lưỡng đỉnh 75mm, chu vi vòng bụng 265mm. Vậy, liệu em bé có nhỏ con và chiều dài xương đùi có ngắn không ạ?
- 1 trả lời
- 2592 lượt xem
Xương mũi em bé hơi ngắn, có sao không?
Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?
- 1 trả lời
- 2970 lượt xem
Có cần chọc ối không, khi thai nhi bị bất sản xương mũi?
Em mang thai lần đầu 19 tuần, siêu âm độ mờ da gáy 1,3mm; double test: down 1/82, siêu âm dị tật thai nhi tuần 17: bất sản xương mũi. Em đã xét nghiệm NIPT: không có bất thường nhiếm sắc thể (NST). Vậy, với trường hợp bất sản xương mũi, em thì có cần phải chọc ối không ạ?
- 1 trả lời
- 1826 lượt xem
Thai 36 tuần, chiều dài xương đòn 66mm, có là ngắn?
Vợ tôi mang bầu được 35 tuần. Các kết quả siêu âm từ khi mang bầu đến 35 tuần đều bình thường. Duy chỉ có CDXĐ là 63mm - Kết luận: CDXĐ ngắn. Nay, thai được 36 tuần, đi siêu âm có CDXĐ là 66mm. Vậy, bs cho hỏi chỉ số trên đã bình thường chưa ạ?
- 1 trả lời
- 4220 lượt xem
Chiều dài CTC 23mm, có nguy cơ sinh non không?
Vợ chồng em hiếm muộn nên phải sinh con bằng bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Giờ, vợ em mang song thai được 34 tuần. Bác sĩ đo chiều dài cổ tử cung (CTC) là 23mm (ở tuần 34). Vợ em cũng đã tiêm thuốc trợ phổi ở tuần thứ 32. Vậy, liệu vợ em có nguy cơ sinh non không ạ?
- 1 trả lời
- 1503 lượt xem
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!