Các kiểu luyện tập tốt nhất cho thai kỳ
Những lợi ích của tập luyện trong khi mang thai
Tập luyện cũng là một cách để chuẩn bị cho mình sức lực để vượt cạn bằng cách tăng cường sức mạnh cơ bắp và xây dựng sức bền, sức chịu đựng, đồng thời cũng giúp cơ thể dễ dàng về dáng hơn sau khi sinh con.
Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục trước khi sinh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lúc mang thai, tập thể dục có thể giúp kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng.
Tập luyện có lợi đến mức trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những phụ nữ khỏe mạnh có thai kỳ không biến chứng nên tập thể dục ít nhất từ 20 đến 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần. Tập thể dục phù hợp giúp bạn bơm máu, giữ cho cơ thể cân bằng, tăng cân và chuẩn bị sức khỏe cơ bắp để đáp ứng nhu cầu cơ thể trong thời kỳ mang thai và sau sinh mà không hề gây căng thẳng về thể chất cho bạn và em bé.
Tham khảo với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào. Nếu được phép tập luyện, hãy lắng nghe cơ thể mình. Đừng lạm dụng- dừng lại nếu đau hoặc cảm thấy không thoải mái.
Và trước khi xỏ chân vào giày, hãy tìm hiểu các quy tắc tập luyện an toàn trong thai kỳ. Nhiều phòng tập thể dục và trung tâm cộng đồng cung cấp các lớp tập thể dục được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ có thai và có giáo viên hướng dẫn có thể cung cấp hướng dẫn chuyên môn về luyện tập an toàn. Các hoạt động sau đây thường an toàn cho các bà mẹ tương lai, mặc dù một số có thể không phù hợp với bạn khi sắp đến ngày dự sinh.
Bài tập tăng nhịp tim (cardio) cho các bà mẹ tương lai
- Đi bộ: Một trong những bài tập tim mạch tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai, đi bộ giúp bạn khỏe mạnh mà không bị đau đầu gối và mắt cá chân. Bài tập này cũng dễ dàng thực hiện, gần như ở bất cứ nơi nào, không đòi hỏi bất kỳ thiết bị nào ngoài một đôi giày hỗ trợ tốt, và có thể tập an toàn trong suốt cả chín tháng thai kỳ.
- Bơi: Các bác sĩ và các chuyên gia tập luyện khuyến khích bơi lội là cách tập thể dục tốt nhất và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Bơi lội là hình thức tập luyện lý tưởng vì nó hoạt động các nhóm cơ lớn (cả hai cánh tay và chân), mang lại lợi ích tim mạch, giảm sưng và giúp bạn cảm thấy mình như không có trọng lượng mặc dù cơ thể đang tăng cân. Bài tập này đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ bị đau lưng dưới.
- Thể dục nhịp điệu: Tập thể dục aerobic giúp tăng cường sức khỏe trái tim và thể chất. Và nếu tham gia lớp học dành cho phụ nữ mang thai, bạn sẽ cảm nhận thấy sự gần gũi, thân thiết với những bà mẹ khác và cảm thấy yên tâm rằng mỗi cử động đều an toàn cho bạn và con.
- Khiêu vũ: Thúc đẩy tim bơm máu bằng cách nhảy theo nhịp điệu yêu thích của mịnh trong không gian thoải mái ở chính căn phòng khách của mình hoặc lớp học khiêu vũ theo nhóm. Tránh các động tác nhảy quãng dài, nhảy đột ngột hoặc nhảy phải xoay vòng, uốn cong.
- Chạy: chạy là một cách tuyệt vời để tập thể dục và tạo sức bền trong thời kỳ mang thai. Mức độ chạy của bạn phụ thuộc phần lớn vào việc bạn là một người chạy kỳ cựu, đã quen với hoạt động này hay là một người mới tham gia. Nếu là người mới bắt đầu, tốt nhất nên bắt đầu với tốc độ chậm trên các tuyến đường ngắn hơn trước khi dần dần tăng lên 30 phút chạy mỗi ngày
Linh hoạt hơn và tăng cường sức bền cho các bà mẹ tương lai
- Yoga: Yoga có thể duy trì sức dẻo dai của cơ và giúp bạn luôn được linh hoạt, ngoài ra nếu có thể còn tác động có lợi lên các khớp của bạn. Nhưng để tập luyện cho trái tim, bạn có thể phải đi bộ hoặc bơi vài lần một tuần.
- Căng cơ: Căng cơ là một cách tuyệt vời để giữ cơ thể mềm dẻo,linh hoạt và thư giãn cũng như ngăn ngừa tình trạng căng thẳng cơ bắp. Kết hợp căng cơ vào các bài tập tim mạch để có được một bài tập hoàn chỉnh.
- Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể: miễn là bạn có những biện pháp phòng ngừa cần thiết và sử dụng kỹ thuật phù hợp (nghĩa là các động tác chậm, có kiểm soát), tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể là một cách tuyệt vời để tăng sức bền, sức dẻo và tăng lực cho các cơ. Tập luyện tạo sức mạnh trong suốt thai kỳ sẽ giúp chuẩn bị cho bạn sức khỏe để bế và chăm sóc bé sau đó.
Bạn có thể bắt đầu một chương trình tập luyện trong suốt thai kỳ, ngay cả khi cho đến bây giờ bạn vẫn chưa hề tập lần nào. Chỉ cần tham vấn kế hoạch tập của bạn với bác sĩ và được bác sĩ cho phép trước khi bắt đầu.
Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.
Tập luyện bằng sức nặng của cơ thể không chỉ dành cho vận động viên chuyên nghiệp và những người tập thể hình – các bà bầu cũng có thể đạt được lợi ích từ bài tập này.
Chắc hẳn bạn đã biết tập luyện rất tốt cho bạn nhưng nó đặc biệt có lợi cho thai phụ. Tập luyện được coi là một phần quan trọng của thai kỳ mà trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ đã khuyến cáo nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất từ 20 đến 30 phút vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần (miễn là bác sĩ cho phép hoặc không giới hạn các hoạt động thể chất của bạn vì tình trạng sức khoẻ hoặc biến chứng). Dưới đây là 8 lợi ích mà tập luyện trong thai kỳ mang lại cho bạn và con. Tập luyện khi mang thai có thể:
Đôi khi tập luyện bị nghiêm cấm trong thời kỳ mang thai để bảo vệ sức khoẻ của bạn hoặc bé (hoặc cả hai). Hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi chương trình tập luyện của bạn.
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 376 lượt xem
Chích ngừa rubella và cúm vào ngày 15/04, vợ chồng em định khoảng cuối tháng 6 sẽ quan hệ thả để mang bầu. Như vậy là sau chích ngừa khoảng 2,5 tháng thì việc mang bầu đã an toàn chưa ạ?
- 1 trả lời
- 604 lượt xem
Mang thai lần đầu, vợ em mang song thai cùng trứng, 1 bánh nhau, 2 buồng ối, được gần 25 tuần, đi khám, cho kết quả: cân nặng 630g và 523g, chiều dài xương mũi 6,3mm, đk ngang tiểu não 26-26 mm, não thất bên: bên phải 4,6 -4 mm/ bên trái 4,3 - 4,1mm, đk gian hai hốc mắt 12-12mm., đklđ 57-53 mm, cv đầu 218-211mm. cdxd 41-41mm, cdx cánh tay 40-40mm, cv bụng 186- 170mm, 1 bánh nhau bám mặt sau, nhóm I, độ l; 2 buồng ối trung bình: bề sâu khoang ối lớn nhất thai (1) 3,3cm, thai( 2) 3 cm - Kết luận: chưa có bất thường thai. Bs cho em hỏi: Thai đôi có phát triển tốt không? Và điều đáng lo nhất là gì ạ?
- 1 trả lời
- 2197 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3748 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?