1

8 lợi ích tuyệt vời của tập luyện khi mang thai

Chắc hẳn bạn đã biết tập luyện rất tốt cho bạn nhưng nó đặc biệt có lợi cho thai phụ. Tập luyện được coi là một phần quan trọng của thai kỳ mà trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ đã khuyến cáo nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất từ ​​20 đến 30 phút vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần (miễn là bác sĩ cho phép hoặc không giới hạn các hoạt động thể chất của bạn vì tình trạng sức khoẻ hoặc biến chứng). Dưới đây là 8 lợi ích mà tập luyện trong thai kỳ mang lại cho bạn và con. Tập luyện khi mang thai có thể:
8 lợi ích tuyệt vời của tập luyện khi mang thai 8 lợi ích tuyệt vời của tập luyện khi mang thai

1. Tăng năng lượng cho bạn

Mang thai làm giảm năng lượng của bạn, nhưng tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn có thể cáng đáng được những công việc hàng ngày hoặc đối phó với một lịch trình yêu cầu dễ dàng hơn. Vì tập thể dục giúp tăng cường hệ thống tim mạch, do đó bạn không dễ dàng mệt mỏi và có đủ năng lượng để vượt qua khoảng thời gian căng thẳng. Với cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai, bạn sẽ không cần phải cố gắng nhiều khi tham gia vào các hoạt động, cho dù đó là mua sắm ở cửa hàng tạp hóa hay ngồi lâu trong các cuộc họp ở văn phòng.

Tuy nhiên trước khi lên máy chạy bộ hoặc vào hồ bơi để bắt đầu tập luyện, hãy đảm bảo đọc các hướng dẫn về an toàn và xem các lời khuyên của chúng tôi khi bắt đầu một chương trình tập luyện.

2. Giúp bạn ngủ ngon hơn

Khi thai kỳ tiến triển, việc tìm được một vị trí ngủ thoải mái có thể thực sự là một thách thức. Nhưng tập luyện có thể đủ để bạn thoát khỏi những mệt mỏi thai kỳ và có được một giấc ngủ ngon hơn (Đọc thêm về các lời khuyên để có giấc ngủ ngon trong thời kỳ mang thai.)

8 dau hieu 1

3. Giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến thai kỳ

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị tiền sản giật hoặc chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tập thể dục. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn và số tuần thai của bạn mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh hoạt động thể chất nào đó. 

Ở phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, tập thể dục đều đặn có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng: Một nghiên cứu lớn cho thấy khi những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tập thể dục vừa phải ba lần một tuần, nguy cơ sinh con quá khổ giảm xuống còn 58%, từ đó nguy cơ sinh mổ thấp hơn 34%.

4. Giảm cảm giác khó chịu khi mang thai

Tập thể dục đều đặn tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể bạn chống chọi tốt hơn trước những cơn đau nhức trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục và tập yoga giúp giảm đau, đi bộ cải thiện tuần hoàn máu và bơi lội có thể tăng cường sức bền cơ bụng.

Tìm hiểu thêm về những vấn đề này và các bài tập khác được khuyến cáo trong suốt thai kỳ.

5. Chuẩn bị sức khỏe để sinh con

Tập luyện giúp tạo cảm giác hoàn hảo: hình dáng hiện tại của bạn càng khỏe khoắn thì khi bước vào chuyển dạ, sinh con bạn sẽ càng khỏe mạnh hơn. Sinh con có thể được so sánh với một cuộc chạy marathon vì cả hai đều đòi hỏi sức chịu đựng, ý chí quyết tâm và tập trung cao độ.

Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ nhưng việc chuẩn bị cho ca sinh bằng cách tập thể dục có thể giảm bớt thời gian chuyển dạ và thậm chí rút ngắn thời gian sinh con. Một nghiên cứu nhỏ gần đây cho thấy phụ nữ tham gia chương trình tập luyện 3 lần một tuần suốt thai kỳ sẽ vượt qua giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nhanh hơn so với những người không tham gia vào chương trình này.

6. Giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần của bạn

Mang thai có thể gây căng thẳng và dễ bị tổn thương tâm trạng. Một nghiên cứu nhận thấy rằng tập thể dục làm tăng mức độ serotonin, một chất hoá học não liên quan đến tâm trạng, giúp bạn có được tinh thần tốt hơn.

Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn mời một người bạn cùng tham gia. Bạn sẽ không chỉ có khả năng gắn bó hơn với chương trình tập luyện của mình mà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có sự kết hợp từ bạn bè có thể là một trong những sợi dây xóa bỏ căng thẳng tốt nhất.

Nếu vẫn cảm thấy thất vọng, hãy nói chuyện với bác sĩ xem liệu bạn có thể bị trầm cảm hay không và có cần được giới thiệu đến chuyên gia tư vấn hay không.

7. Cải thiện diện mạo của bạn

Nhìn thấy cơ thể ngày càng to lên có lẽ sẽ khiến bạn bối rối. Duy trì hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn giữ cảm giác tốt hơn về chính mình và cải thiện khả năng đạt được mục tiêu tăng cân.

8. Về lại dáng nhanh hơn sau khi sinh

Khi duy trì được sức mạnh và độ dẻo dai cơ bắp trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ có thời gian hồi phục dễ dàng hơn sau khi sinh. Bạn cũng ít có khả năng bị thừa cân nếu tập luyện trong thai kỳ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp
Bài tập tuyệt vời khi mang thai: Tập thể dục nhịp điệu mức độ thấp

Việc tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện hệ thống tim mạch (tim, phổi và mạch máu) và duy trì sự săn chắc của cơ bắp.

Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện
Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện

Đối với việc mang đa thai, các thai phụ cần phải lưu ý những gì về nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập luyện? Cùng suckhoe123 giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé!

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  702 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2017 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3222 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1250 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  841 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây